Làm sao để biết đã triệt sản khi sinh mổ?
Triệt sản nữ được sử dụng đối với các chị em đang ở độ tuổi sinh đẻ đã có đủ số con mong muốn. Trước khi thực hiện triệt sản, bác sĩ sẽ cung cấp cho chị em các thông tin và tư vấn đầy đủ về ưu và nhược điểm của biện pháp này.
Triệt sản là gì?
Triệt sản nữ là biện pháp tránh thai an toàn nhất hiện nay. Nó được xem là phương pháp tránh thai tuyệt đối, vĩnh viễn đối với phụ nữ. Bởi triệt sản có nghĩa là thắt và cắt hai ống dẫn trứng. Từ đó, chặn đường đi của trứng, trứng vẫn rụng nhưng không thể đi vào tử cung và gặp tinh trùng, như vậy phụ nữ sẽ không thể mang thai.
Trên lý thuyết là vậy, tuy nhiên các bác sĩ chuyên khoa vẫn cho biết, triệt sản nữ không đảm bảo tránh thai tuyệt đối 100%. Phương pháp này chỉ có hiệu quả 98-99%. Điều này có nghĩa là sau khi triệt sản, việc chị em có thai trở lại hoàn toàn có thể xảy ra. Việc có thai sau khi triệt sản được xem là một sự kỳ diệu của cơ thể. Bởi nhiều trường hợp muốn có con trở lại sau khi đã thắt ống dẫn trứng rất khó khăn dù bác sĩ phải nối lại ống dẫn trứng. Chính vì vậy, các chị em cần bàn bạc với chồng, cùng thỏa thuận, đưa ra quyết định cuối cùng rồi thì hãy thực hiện phương pháp này.
Triệt sản khi sinh mổ như thế nào?
Hầu hết những người sau khi triệt sản đều khó có thể sinh con vì thế phương pháp này ít người áp dụng. Chính vì vậy, đa số phụ nữ chọn phương pháp này khi kết hợp mổ đẻ (trong trường hợp đã sinh đủ con, không muốn tiếp tục mang thai) hoặc phẫu thuật ổ bụng. Trong lúc mổ đẻ, bác sĩ sẽ đồng thời thực hiện thủ thuật cắt hai cái ống dẫn trứng làm cho trứng ở trên buồng trứng không thể theo vòi trứng đi xuống dưới tử cung hoặc cổ tử cung.
Về mặt sức khỏe, sau khi triệt sản thì sức khỏe của các chị em hoàn toàn bình thường, không có vấn đề gì. Đơn giản, phương pháp này chỉ giúp các chị em không có thai ngoài ý muốn mà thôi. Vì vậy, nội tiết sinh dục và các hoạt động của cơ quan sinh dục kể cả các vấn đề liên quan tới tình dục, đời sống vợ chồng sẽ không bị ảnh hưởng. Đôi khi nó còn có tác động tốt theo chiều hướng tích cực vì lúc đó tâm lý của các chị em hoàn toàn thoải mái, không phải lo các vấn đề liên quan tới biện pháp tránh thai, dễ đạt cực khoái hơn. Nhiều gia đình có chất lượng quan hệ tình dục tăng lên so với trước kia rất nhiều.
Tuy nhiên, cũng như những phương pháp can thiệp ngoại khoa khác, triệt sản cũng có những rủi ro nhất định, xảy ra các tai nạn ngoài ý muốn. Do đó, nếu xuất hiện các dấu hiệu như: sốt, đau bụng không giảm, chảy máu, chảy mủ vết mổ, sưng vùng mổ, chậm kinh, nghi ngờ có thai. Hoặc chảy máu ổ bụng, nhiễm trùng vùng chậu, viêm phúc mạc, hình thành khối máu tụ, chảy máu và nhiễm trùng vết mổ thì các chị em cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được bác sĩ điều trị kịp thời.
Làm sao để biết là đã triệt sản khi sinh mổ?
Để biết bản thân đã được bác sĩ triệt sản hay chưa thì các chị em cần đi kiểm tra ống dẫn trứng có tắc hay không thông qua siêu âm đầu dò hoặc chụp tử cung vòi trứng. Chính vì vậy, nếu chưa thực sự yên tâm về tình trạng triệt sản của bản thân mình thì các chị em có thể đến các bệnh viện chuyên về sản phụ khoa để yêu cầu bác sĩ thăm khám kiểm tra, nắm rõ được tình trạng triệt sản khi sinh mổ của mình.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.