Chuyện của đoàn khảo cổ học

Sa mạc Sahara trong một thời gian rất dài được mệnh danh là vùng đất chết, những ai đi qua đây đều không thể trở về. Vào năm 1814, một đoàn khảo cổ đã đạp tan “lời nguyền” nói trên.

Khi đó, ở bất cứ nơi nào trên sa mạc cũng có thể nhìn thấy xương người.

Trưởng đoàn đã đề nghị mọi người dừng lại, chọn những nơi đất cao để đào hố sau đó đưa xương người xuống đó chôn và dùng thân cây hoặc đá để làm tạm một chiếc bia mộ đơn giản.

 
Tuy nhiên, xương người trong sa mạc quá nhiều nên việc chôn cất đã chiếm một khoảng thời gian quá lớn. Các thành viên trong đoàn chán ngán: “Chúng ta đến đây làm công tác nghiên cứu khảo cổ, đâu có phải đến đây để thu dọn xương người.”

Vị đội trưởng nói: “Mỗi đống xương trắng đều từng là đồng nghiệp của chúng ta, chúng ta làm sao có thể nhẫn tâm để họ phơi xương nơi hoang dã như thế này?”

Một tuần sau đó, đoàn khảo cổ phát hiện được rất nhiều di chỉ của người cổ đại và những văn vật đủ sức nặng để gây chấn động trên toàn thế giới.

Nhưng khi họ rời đi, bão cát bỗng nổi lên, liên tục trong vài ngày liền không một ai có thể nhìn thấy mặt trời.

Tiếp đó, la bàn cũng hỏng. Đoàn khảo cổ hoàn toàn bị mất phương hướng, nước uống và lương thực cạn dần, họ mới biết tại sao các đồng nghiệp của họ không thể trở về.

Trong lúc nguy nan, vị trưởng đoàn đột nhiên nói: “Đừng vội tuyệt vọng, khi đến đây, chúng ta đã đánh dấu đường rồi!”

Và thế là họ men theo những bia mộ đã lập lúc trước trên đường mà tìm được đường ra khỏi sa mạc.

Về sau, khi trả lời phỏng vấn của báo chí, các thành viên của đoàn khảo cổ đều cảm động nói rằng: “Lương thiện đã giúp chúng tôi thoát khỏi sa mạc khi đó!”

Quả không sai, trong sa mạc mênh mông, lương tâm đã thôi thúc họ làm một việc nhân văn và chính công việc đó vô tình là mở ra lối thoát duy nhất cho cả đoàn tìm được đường về.

Với con người sống trên đời, điều đáng sợ là lương tâm trở nên hắc ám.

Vì đồng tiền mà không từ thủ đoạn, hãm hại, lừa lọc người khác; vì lợi ích mà đấu đá, lật lọng, bán đứng bạn bè, ruồng bỏ người nhà để rồi cuối cùng chỉ còn lại một mình, ai ai cũng xa lánh.

Làm người, một khi đã đánh mất lương tâm sẽ trở nên tham lam tới mức không biết đủ, không biết giới hạn, không cần quan tâm đến cái gọi là tự tôn, tự hủy hoại bản thân.

Khi đã chẳng cần đến danh dự của bản thân thì việc họ phớt lờ những người xung quanh cũng là điều không khó hiểu.

Làm người, thứ quan trọng nhất là lương tâm. Một người khi không có đủ nhân phẩm thì tiền bạc hay danh lợi cũng trở nên nhạt nhòa.

Sống trên đời, chỉ có yếu tố lương tâm mới khiến cho cuộc sống của con người trở nên thong thả, nhẹ nhõm. Vì thế, cho dù làm gì đi nữa, chúng ta cũng nên nhớ phải đặt hai chữ lương tâm lên hàng đầu.