Lá sen chữa bệnh
Lá sen được dùng trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian với tên thuốc là liên diệp hoặc hà diệp, được thu hái quanh năm, thường dùng lá non (hoặc lá còn cuộn lại chưa mở) và lá bánh tẻ, bỏ cuống.
Dùng tươi hoặc phơi, sấy khô, đôi khi sao thơm. Dược liệu là nguyên lá to, khô, màu lục, không bị sâu, không có vết thủng, có vị đắng, hơi chát, mùi thơm nhẹ, tính mát bình, không độc, vào ba kinh can, tỳ, thận, có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, tán ứ, an thần, lợi thấp. Sau đây là một số bài thuốc có dùng lá sen.
Chữa máu hôi không ra hết sau khi sinh: Lá sen sao thơm 30g tán nhỏ, uống với nước hoặc sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm một lần trong ngày.
Chữa mất ngủ: Lá sen loại bánh tẻ 30g rửa sạch,thái nhỏ, phơi khô sắc hoặc hãm uống.
Chữa sốt xuất huyết: Lá sen 40g, ngó sen hoặc cỏ nhọ nồi 40g, rau má 30g, hạt mã đề 20g, sắc uống ngày một thang. Nếu xuất huyết nhiều có thể tăng liều của lá và ngó sen lên 60g.
Chữa chảy máu não và các biến chứng kèm theo ở bệnh nhân tăng huyết áp: Lá sen 15g, cam thảo 15g, đỗ trọng 12g; sinh địa, mạch môn, tang ký sinh, bạch thược mỗi vị 10g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa băng huyết, chảy máu cam, tiêu chảy ra máu: Lá sen 40g để sống, rau má 12g sao vàng, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.
Chữa di tinh: Lá sen nghiền bột mịn. Uống ngày 2 lần sớm, tối với nước sôi, mỗi lần 5g.
Chữa tăng huyết áp: Đẳng sâm 6g, bán hạ 10g, tuyền phúc hoa 10g, thiên ma 6g, lá sen 10g, trần bì 6g, thạch quyết minh 10g, uống ngày 1 thang chia hai lần sớm, tối. Dùng cho người cao huyết áp, mắt hoa tai ù, mơ nhiều mất ngủ.
Giảm béo:
Bài 1: Lá sen 10g, gạo lức 60g. Sắc lá sen làm thang, cho gạo lức vào nấu cháo, cháo được đánh thêm ít đường phèn cho ngọt, chia hai lần sớm, tối. Dùng để tiêu phù, giảm mỡ, giải nhiệt, khoan trung, tăng nước bọt, giảm khát, giảm béo.
Bài 2: Lá sen 60g, hạt ý dĩ 10g, sơn tra tươi 10g, vỏ quýt (trần bì) 5g. Nghiền chung thành bột, bỏ vào phích, rót nước sôi vào hãm, uống thay trà ngày 1 thang uống liền 100 ngày.
Bài 3: Để lý khí, hành thuỷ, giảm béo. Vỏ quất (trần bì) 10g, mạch nha 15g, lá sen 15g, sơn tra 10g.
Bài 4: Để bổ tỳ, tiêu ứ, giảm mỡ, giảm béo. Vỏ quất, lá sen thái sợi, cho nước vào sắc chung với mạch nha, sơn tra 30 phút, lọc lấy nước pha với đường trắng, uống nóng 1 thang.
Chữa chảy máu cam: Lá sen 15g, hoàng liên 2g, thanh hao 6g, lá tre 10g, mộc thông 10g, đan bì 10g, liên kiều 5g, hoàng cầm 3g, sơn chi 6g, rễ cỏ tranh 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Dùng cho người bị đổ máu cam, lượng nhiều, máu đỏ tươi hoặc sẫm, mũi khịt khô, miệng hôi, đại tiện táo, tiểu dắt.
Chữa váng đầu: Hạch đào nhân 6g, lá sen 10g, đỗ trọng tươi 10g. Hạch đào nhân sao vàng giã nát, sắc chung với lá sen, đỗ trọng, bỏ bã lấy nước uống. Dùng cho người đầu váng, mắt hoa, tai ù, tai điếc.
Những cấm kỵ khi dùng thuốc: Vị thuốc này có công dụng thăng tán tiêu hao, người hư nhược kiêng dùng.
6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!
Nghiên cứu cho thấy rằng có một danh sách dài các lợi ích của việc ăn cà chua - từ...
Rau ngót được mệnh danh là “thần dược xanh” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm...
Rau ngót, một loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, được biết đến với nhiều lợi ích...
Những lợi ích đã được khoa học chứng minh của quả việt quất
Giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, lợi ích của quả việt quất là vô tận.
5 công dụng "thần kì" của hành tây đối với sức khỏe nhưng nhiều người không biết
Hành tây, loại gia vị quen thuộc trong gian bếp của mọi nhà, không chỉ là nguyên liệu mà còn...