Là phụ nữ, phải nhớ 3 xét nghiệm để sàng lọc sớm ung thư cổ tử cung
24 tuổi đã mắc bệnh
Nguyễn Thị L. (quê Hà Nam) mới kết hôn được 8 tháng thì phát hiện ung thư cổ tử cung. Theo L., sau khi kết hôn hai vợ chồng cô cũng có kế hoạch sinh em bé luôn nhưng chờ đợi chưa có tin vui. Vì hai vợ chồng còn trẻ nên L. và chồng xác định theo dõi 1 năm mới đi khám.
Khoảng 2 tháng nay, L. thấy có dấu hiệu bất thường. Mỗi lần quan hệ vợ chồng cô bị đau kèm theo chảy máu bất thường giữa chu kỳ kinh nguyệt. L. và chồng tới bệnh viện kiểm tra. Bác sĩ siêu âm và cho biết L. bị ung thư cổ tử cung.
Cái án ung thư khiến L. suy sụp và không biết mình phải bắt đầu từ đâu. Nhìn chồng L. lại khóc vì sợ ung thư, mạng sống còn không giữ được mong gì tới có con. Chồng L. như không đứng vững nổi khi hay bệnh của vợ.
Cả hai vợ chồng L. bước vào cuộc chiến chống ung thư. Có lúc, L. bị hôn mê di căn lên não. Suốt nhiều tháng cô phải nằm viện điều trị cho mình.
Căn bệnh ung thư cổ tử cung trở thành căn bệnh ung thư đáng sợ thứ hai sau ung thư vú ở chị em phụ nữ. Tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, các bác sĩ cho biết bệnh nhân ngày càng gia tăng và trẻ hóa.
Có những bệnh nhân chỉ 18, 20 tuổi đã mắc ung thư cổ tử cung. Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, Khoa Ngoại 1, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, cho biết ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư đã được xác định nguyên nhân do vi rút HPV gây ra. Ở người trẻ, tỷ lệ nhiễm HPV không phải là hiếm, đặc biệt là báo động tình trạng quan hệ tình dục sớm ở lứa tuổi trẻ hiện nay.
Bác sĩ Tiến cho biết có những trường hợp chưa quan hệ tình dục nhưng đã mắc ung thư cổ tử cung. Đây là những trường hợp hiếm nhưng các nghiên cứu chỉ ra rằng nó gắn với tính di truyền gen đào thải vi rút HPV.
Tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung thường gặp ở phụ nữ. Ở giai đoạn đầu bệnh thường không có những triệu chứng rõ rệt. Thường chỉ khi thấy có chảy máu bất thường ở âm đạo thì bệnh nhân mới đi thăm khám. Hầu hết khi phát hiện bệnh đều ở giai đoạn muộn. Điều này khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn và tốn kém, do phải áp dụng nhiều phương pháp kỹ thuật điều trị.
"Ung thư cổ tử cung nếu phát hiện sớm thì tiên lượng của bệnh cũng rất tốt", bác sĩ Tiến cho biết.
Làm sao phát hiện sớm?
Theo bác sĩ sản khoa Thân Ngọc Tuấn, Bệnh viện Medlatec, cách sàng lọc ung thư cổ tử cung duy nhất đó là khám phụ khoa thường xuyên. Khi khám, bác sĩ có thể cho làm các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung.
Đây là phương pháp dựa trên các phân tích giúp phát hiện sớm các tế bào bất thường ở cổ tử cung. Những tế bào bất thường này lâu dài sẽ phát triển và trở thành các tế bào ung thư.
Việc tiến hành làm các xét nghiệm giúp theo dõi và phát hiện sớm. Từ đó, bệnh nhân sẽ được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Thông thường với những bệnh nhân được điều trị ở giai đoạn sớm (giai đoạn tại chỗ) thì gần như điều trị khỏi hoàn toàn được.
Ung thư cổ tử cung thường phát triển âm thầm trong một thời gian dài. Việc tầm soát cho phép phát hiện những thay đổi ở tế bào cổ tử cung. Những thay đổi này có diễn biến chậm nhưng nó có thể là nguyên nhân dẫn đến ung thư cổ tử cung.
Vì vậy, thăm khám, xét nghiệm định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm những bất thường trước khi bệnh trở nên nghiêm trọng. Do đó, bạn đừng ngần ngại, lo lắng, thường xuyên kiểm tra định kỳ giúp cải thiện, nâng cao tình trạng sức khỏe.
Bác sĩ Tuấn khuyến cáo tất cả phụ nữ đã có quan hệ tình dục từ trên 23 tuổi nên đi làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung. Bởi đây là bệnh ung thư nguy hiểm đứng thứ 2 sau ung thư vú ở phụ nữ. Tuy nhiên, trong trường hợp cơ thể có những dấu hiệu bất thường thì bạn nên đi kiểm tra sớm để phát hiện kịp thời.
Các xét nghiệm làm tầm soát ung thư cổ tử cung hiện nay bao gồm: Pap Smear (phết tế bào cổ tử cung), xét nghiệm HPV, soi cổ tử cung.
Quy trình tầm soát bệnh thường được thực hiện theo trình tự theo thông tư hướng dẫn mới nhất của Bộ y tế ban hành 2019 bao gồm các bước: Khám phụ khoa, làm xét nghiệm Pap'smear test và HPV test.
Ở những cơ sở y tế không có điều kiện làm xét nghiệm HPV test thì có thể ưu tiên làm Pap'smear test hoặc Soi cổ tử cung, nếu có kết quả bất thường chuyển tuyến trên chẩn đoán và điều trị.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....