La hán quả là gì?

Cho dù là trong sách Đông y ghi chép hay những lời truyền miệng trong dân gian thì la hán quả cũng được biết đến như một loại thực vật “đa công dụng” vừa là nguyên liệu trong ẩm thực, vừa là dược liệu quý để trị bệnh.

La hán quả là gì là thắc mắc của không ít người - Ảnh minh họa: Internet

Các chuyên gia sức khỏe trên Pcbaby giới thiệu: La hán quả có vị ngọt, tính mát, công hiệu đặc trưng chính là thanh nhiệt nhuận phổi, trị ho tiêu viêm và nhuận tràng, giúp vấn đề đại tiện được ổn định và chức năng hệ tiêu hóa cũng đảm bảo tốt hơn.

Không những vậy, la hán quả còn có giá trị dinh dưỡng phong phú. Quả khô có chứa khoảng 30% hàm lượng đường, 10% protein. Trong 100gr thịt quả này còn chứa đến 100mg vitamin C, đặc biệt hạt của la hán quả còn có thành phần dầu đạt đến 40%, chủ yếu là Axit oleic và Axit linoleic (hai chất này đã chiếm 70% lượng tinh dầu).

La hán quả có tác dụng gì đối với sức khỏe con người?

Tiêu viêm, hỗ trợ điều trị các cơn ho

Thành phần Mannitol trong la hán quả có tác dụng làm giảm triệu chứng viêm, cải thiện chứng ho thông thường. Để phát huy công hiệu la hán quả trị ho, bạn có thể cắt quả thành từng miếng mỏng rồi ngâm trong nước đun sôi, sau 5 phút là có thể trực tiếp uống như trà.

La hán quả trị ho là một trong những công hiệu thường được biết đến - Ảnh minh họa: Internet

Giảm đường huyết và mỡ máu

Vị ngọt có la hán quả tương đối cao nhưng sẽ không sinh nhiều nhiệt lượng trong cơ thể như nhiều người vẫn nghĩ. Mặc dù thành phần đường Glycoside trong la hán quả rất phong phú nhưng độ ngọt lại thấp hơn rất nhiều so với đường Sucroza. Vì vậy, dùng la hán quả làm vị thuốc sẽ có ích cho vấn đề kiểm soát đường huyết và thậm chí cả mỡ máu.

Nhuận trường, giúp thông đại tiện

La hán quả có tính hàn, tiến nhập “đại tràng kinh”, chất trơn tính nhuận nên còn có tác dụng giải trừ nội nhiệt, đảm bảo cho đường ruột luôn thông thuận, giảm nguy cơ táo bón và các vấn đề về đại tiện.

Không những vậy, dùng la hán quả ngâm nước uống còn hiệu quả trong điều trị các chứng như nóng trong phổi, đau đầu, mắt đỏ v.v… Có thể thấy, chỉ là một loại quả tương đối quen thuộc nhưng la hán quả thật sự đem đến nhiều công dụng quý giá.

Uống nước la hán quả giúp nhuận tràng và giảm táo bón - Ảnh minh họa: Internet

Làm đẹp và chống lão hóa

Trong la hán quả có chứa nhiều thành phần protein, vitamin C nên còn có tác dụng kháng lão hóa rất tốt. Vì vậy, chị em phụ nữ có thể tận dụng nấu nước la hán quả để uống như một loại nước giải khát mà còn có ích cho sở thích làm đẹp.

La hán quả ăn như thế nào để phát huy công dụng?

Thông thường, tách la hán quả ra thành nhiều miếng nhỏ, sau đó ngâm với nước đun sôi để uống hằng ngày là một cách đơn giản và phổ biến nhất. Ngoài ra, la hán quả còn có thể dùng nấu cháo, nấu canh vừa tăng thêm hương vị, vừa có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cụ thể bạn có thể áp dụng vài phương pháp chế biến như sau:

Trà la hán quả

Trà la hán quả đặc biệt thích hợp với người khan tiếng do rượu bia và thuốc lá - Ảnh minh họa: Internet

Bạn tách phần vỏ và thịt la hán quả thành những miếng nhỏ rồi cho vào nước sôi ngâm khoảng 15 phút là có thể uống như một món trà giải nhiệt. Phương pháp này có công hiệu nhuận phổi, trị ho, nhuận trường và đặc biệt tốt cho người bị khan tiếng do hút thuốc, uống rượu quá nhiều.

Canh la hán quả hầm với phổi heo

La hán quả 1 quả tách nhỏ, phổi heo vừa đủ làm sạch, cắt miếng mỏng. Hầm với lửa lớn cho sôi rồi vặn lửa nhỏ để thêm khoảng 15 phút, nêm gia vị vừa ăn thì tắt bếp. Món ăn này giúp bồi bổ phổi, hỗ trợ điều trị ho rất tốt.

Canh la hán quả và cỏ ích mẫu

La hán quả tách nhỏ 15g, cỏ ích mẫu 10g nấu như món canh thông thường với khẩu vị thanh đạm một chút là dùng được. Phương pháp chế biến này tốt cho phụ nữ thường xuyên bị ho hoặc kinh nguyệt không đều.

La hán quả kết hợp với cỏ ích mẫu tốt cho phụ nữ kinh nguyệt không đều - Ảnh minh họa: Internet

Thức uống giảm béo, kiện thân

La hán quả 10g rửa sạch nghiền nhỏ, sơn tra 10g cho vào nồi nấu với 250g nước lạnh cùng với la hán quả. Nấu chín và dùng rây sạch lược lấy nước uống, có thể thêm ít mật ong nếu thích. Thức uống này giúp bạn giảm mỡ thừa, lấy lại vóc dáng thon gọn và tăng cường sức khỏe.

Chế biến nước la hán quả thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?

Cách làm

Tách vỏ la hán quả thành miếng nhỏ, phần thịt quả có thể chia làm 4 phần rồi cho vào ấm pha trà, đổ nước đun sôi khoảng 80o và ngâm khoảng 30 phút ở lần pha đầu tiên (thường nước la hán quả sẽ có màu vàng óng ánh trong suốt, có vị hơi ngọt mà không ngấy). Những lần pha sau đó thì có thể linh hoạt điều chỉnh thời gian ngâm theo khẩu vị của bạn. Đến khi trà không còn vị nữa thì đổ bỏ, thay la hán quả mới.

Nước la hán quả dễ chế biến nhưng có vài điểm cần lưu ý - Ảnh minh họa: Internet

Một số điểm cần lưu ý

Vỏ la hán quả có thể ngâm luôn trong trà nhưng nếu là loại quả đã qua sao rang ở nhiệt độ cao thì nên bỏ phần vỏ đi vì công hiệu ở bộ phận này gần như đã mất đi. Ngoài ra, bạn không nên pha trà quá đậm vì ảnh hưởng vị giác và tác dụng kiện thân lẫn trị bệnh của la hán quả phải kiên trì lâu ngày chứ không phụ thuộc độ đậm đặc của trà.

Nước pha trà la hán quả không nên quá cao vì dễ làm phân giải các chất tinh túy trong quả, làm giả công hiệu trị bệnh. Vì vậy, nhiệt độ nước nên khống chế trong khoảng 60o – 80o là phù hợp nhất.

La hán quả có tốt cho bà bầu?

Phụ nữ trong thời kỳ mang thai thường không dám dùng thuốc vì sợ ảnh hưởng sức khỏe em bé trong bụng. Trong khi đó, la hán quả lại là một dược liệu tự nhiên nên càng ít tác dụng phụ như thuốc tây.

La hán quả có tốt cho bà bầu? - Ảnh minh họa: Internet

Nếu mẹ bầu bị cảm ho thông thường có thể uống nước ngâm la hán quả, mỗi ngày hai lần, mỗi lần 1 ly là đủ, không nên uống quá nhiều vì lạm dụng không những không tăng thêm công hiệu mà đôi khi còn phản tác dụng.

Ngoài ra, bà bầu cũng có thể dùng la hán quả với những mục đích khách như làm đẹp, giảm đường huyết, nhuận tràng, giảm táo bón và thanh nhiệt v.v…

Tuy nhiên, mặc dù la hán quả tương đối “lành tính” với phụ nữ mang thai nhưng vẫn phải dùng liều lượng thích hợp. Chế độ ăn uống của mẹ bầu cần đảm bảo cân bằng và đủ chất, không nên chỉ mù quáng hấp thu dưỡng chất từ một hay một số ít nguồn.

Một số tác dụng phụ của la hán quả cần thận trọng khi sử dụng

La hán quả tuy nhiều công dụng nhưng uống nhiều cũng sinh tác dụng phụ - Ảnh minh họa: Internet

La hán quả có vị ngọt, tuy độ ngọt tương đối thấp nhưng nếu không kiểm soát liều lượng vẫn có thể ảnh hưởng khẩu vị, còn dễ tổn thương tỳ vị và giảm chức năng tiêu hóa. Nước la hán quả đã qua phơi khô có thể uống như trà nhưng không thể dùng trong thời gian quá dài và càng không thể thay thế nước lọc.

Uống nhiều nước la hán quả ngược lại không những có tác dụng thanh nhiệt mà còn dễ bị nhiệt. Người bị mộng di, tiểu đêm v.v… tốt nhất là không nên uống thường xuyên. Thỉnh thoảng uống thì không sao, nhưng lâu ngày có thể ảnh hưởng chức năng dạ dày, đường ruột, còn gây ra các phản ứng bệnh lý liên quan.

Người có thể chất hàn khi dùng la hán quả nên cho thêm vài lát gừng vào trà để trung hòa tính hàn trong la hán quả. Tuy nhiên đối với một số người thể chất quá mẫn cảm hay quá hàn thì vẫn không nên sử dụng la hán quả.

Nguồn:

https://baike.pcbaby.com.cn/qzbd/12659.html

https://med.sina.com/health/article_detail_100_1_745.html