Kiểu người gầy sẽ sống thọ và khỏe mạnh
Dưới đây là thông tin từ Phó giáo sư Nguyễn Hoài Nam, Giảng viên cao cấp, Trường Đại học Y Dược TP.HCM, về việc đánh giá một người gầy khỏe mạnh và có bệnh lý.
Gầy là tình trạng mỡ dự trữ của cơ thể quá ít, dẫn tới thiếu cân so với chiều cao của cơ thể (thấp hơn khoảng 15% so với số cân nặng lý tưởng). Tuy nhiên, cân nặng lý tưởng cũng rất khác nhau giữa các quốc gia, chủng tộc.
Người gầy khỏe mạnh là người có hoạt động của cơ thể bình thường, không mệt mỏi, ốm yếu. Có hai kiểu người gầy bạn cần lưu ý:
Thứ nhất, gầy thể tạng hay còn gọi là gầy khỏe
Những người này thiếu cân nhiều chưa chắc đã là có bệnh nặng. Theo đánh giá của các bác sĩ cùng các chuyên gia dinh dưỡng, gầy thể tạng không phải là một nguy cơ cho sức khỏe.
Gầy thể tạng do nhiều yếu tố như di truyền, chuyển hóa của cơ thể. Theo các nghiên cứu, di truyền chắc chắn phải có một vai trò khá quan trọng. Người ta thường thấy những gia đình có nhiều người cùng bị gầy và hiện tượng này thường xảy ra ở tuổi niên thiếu, ít hơn là tuổi thành niên đến khi trưởng thành số cân nặng sẽ ổn định hơn.
Những người gầy đôi khi còn có tiền sử bị suy dinh dưỡng lúc thơ ấu nhưng không tìm ra nguyên nhân. Khả năng chuyển hóa của họ hoàn toàn bình thường. Đặc biệt, lượng thức ăn đưa vào cơ thể đôi khi còn nhiều hơn ở những người bình thường. Thậm chí, họ có mức tiêu thụ năng lượng cao hơn bình thường và khi quan sát các tế bào mỡ thấy có hiện tượng giảm số lượng tế bào mỡ chứ không phải giảm kích thước của tế bào.
Những người gầy do thể tạng thường thiếu tự tin, mất thẩm mỹ nhưng họ thường có tuổi thọ cao hơn người bình thường. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho rằng người gầy thể tạng đều có ít nhiều những rối loạn về tâm lý như lo âu, hoang tưởng, tự ti về thân hình.
Thứ hai, gầy bệnh lý
Khác với gầy khỏe, người gầy bệnh lý hay còn gọi là gầy yếu. Đây là hậu quả của nhiều bệnh lý khác có trước đó như tiêu hóa, nội tiết, các rối loạn về tâm lý gây suy giảm protide.
Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến gầy bệnh lý, chúng ta có thể chia thành một số nhóm bệnh như sau:
- Nhóm bệnh về chuyển hóa hay tiêu hóa: Những bệnh này làm tăng quá trình chuyển hóa của cơ thể, hoặc rối loạn tiêu hóa gây kém hấp thu của dạ dày và ruột non. Các bệnh thường khiến cơ thể giảm cân gồm: bệnh lao, nhiễm khuẩn nặng, ung thư, bệnh hệ thống, các rối loạn tiêu hóa nặng, viêm tụy mạn tính, tắc mật, bệnh Crohn.
- Yếu tố về nội tiết: Các bệnh về nội tiết như tiểu đường phụ thuộc Insulin không được điều trị hay điều trị không đúng cách, hội chứng cường giáp, suy vỏ thượng thận, u tủy thượng thận.
- Yếu tố tâm lý: Cùng với sự giảm khối lượng là giảm khối lượng protide trong bệnh chán ăn ở trẻ sơ sinh và trẻ em, chán ăn do rối loạn tâm thần, chán ăn ở người già, chán ăn trong tình trạng stress.
- Do thầy thuốc hoặc điều trị không đúng phương pháp gây ra: Nhiều trường hợp chữa béo phì không đúng, sử dụng các chế độ ăn mất cân đối, bắt nhịn hoàn toàn hoặc sử dụng các loại thuốc gây chán ăn, hormone tuyến giáp, lợi tiểu, phẫu thuật.
Các dấu hiệu cơ bản để bạn nhận ra mình đang gầy bệnh lý: Gầy hoặc mất khối lượng mỡ một cách nhanh chóng kèm theo rối loạn chuyển hoá chất đạm. Bạn luôn có cảm giác mệt mỏi kéo dài, chán ăn toàn thể.
Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn ăn cà rốt thường xuyên
Cà rốt là một loại rau bổ dưỡng, tiện lợi, đa năng và ăn cà rốt thường xuyên rất tốt...
Ăn dứa mỗi ngày, chuyện gì xảy ra với sức khỏe?
Ăn dứa mỗi ngày và đưa dứa vào chế độ ăn uống hàng ngày cùng thực phẩm khác có thể...
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...