Hằng năm cứ đến mồng 5 tháng 5 (âm lịch), nhiều gia đình Việt lại tổ chức Tết Đoan Ngọ. Năm nay, Tết Đoan Ngọ rơi vào Thứ 2, ngày 10/6 dương lịch. Tên gọi khác của Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết Đoan dương hay Tết sâu bọ. Đoan Ngọ là bắt đầu giữa trưa (Đoan: mở đầu, Ngọ: giữa trưa), còn dương là mặt trời, là khí dương, Đoan dương có nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.

Tết Đoan Ngọ xuất phát từ điển tích trong dân gian. Theo đó, ngày trước khi nông dân đang ăn mừng vì một vụ mùa bội thu thì có đàn sâu bọ kéo đến phá nát mọi thứ. Khi đó, một ông lão trong làng đã hướng dẫn mỗi nhà lập bàn cúng gồm bánh tro, trái cây rồi ra trước nhà tập thể dục vào giờ Ngọ.

Hằng năm cứ đến mồng 5 tháng 5 (âm lịch), nhiều gia đình Việt lại tổ chức Tết Đoan Ngọ. Năm nay, Tết Đoan Ngọ rơi vào Thứ 2, ngày 10/6 dương lịch

Người dân làm theo thì tình cờ sâu bọ cũng lần lượt chết hết. Câu chuyện được lưu truyền trong dân gian nên cứ đến ngày mùng 5/5 Âm lịch hàng năm, người nông dân lại cúng kiếng để diệt sâu bọ. Dần dần mở rộng ra đến các vùng thành thị cũng làm theo.

Đến thời nay, mỗi gia đình thường làm mâm lễ cúng dâng lên tổ tiên và các vị thần linh, mong gia đình nhận nhiều tài lộc, mùa màng bội thu. Tuy nhiên việc cúng vào giờ nào mới tốt thì không phải ai cũng biết.

Đến thời nay, mỗi gia đình thường làm mâm lễ cúng dâng lên tổ tiên và các vị thần linh, mong gia đình nhận nhiều tài lộc, mùa màng bội thu

Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, các khung giờ đẹp để tiến hành nghi lễ cúng tết Đoan ngọ năm 2024 như sau:

- Giờ đẹp nhất là giờ Nhâm Ngọ từ 11h đến 13h.

- Sớm hơn có giờ Canh Thìn từ 7h đến 9h.

- Muộn hơn có giờ Quý Mùi từ 13h đến 15h.

- Cuối cùng trong ngày là giờ Bính Tuất từ 19h đến 21h.

Theo quan niệm dân gian, mọi người thường thắp hương theo số lẻ. Do đó, gia chủ có thể thắp 1, 3 nén tùy thuộc vào không gian thờ cúng.

Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, các khung giờ đẹp để tiến hành nghi lễ cúng tết Đoan ngọ năm 2024

Mâm cúng tết Đoan ngọ miền Bắc

Ngoài hương và hoa tươi, mâm cúng tết Đoan ngọ miền Bắc sẽ có các loại quả (mận, vải), xôi chè, rượu nếp, cơm rượu, bánh gio…

Bánh gio: Loại bánh được làm từ gạo nếp, ngâm trong nước tro, gói bằng lá chuối. Bánh dễ ăn, dễ tiêu, ngon hơn khi ăn với đường hoặc mật. Theo người xưa, gạo nếp khi luộc trong lá sẽ hấp thu các đặc tính cây cỏ, giúp giải nhiệt, tiêu bệnh trong cơ thể.

Rượu nếp là món ăn đặc sắc trong ngày này. Người xưa tin rằng, rượu nếp có khả năng tiêu diệt sâu bọ, khiến chúng không thể gây hại trong cơ thể con người.

Món cơm rượu nếp cái hoa vàng không phải nơi đâu cũng có và ngon như ở miền Bắc. Do đó, đây là món phải có trong mâm cúng tết Đoan ngọ miền Bắc. Ngoài ra, một số nơi còn có thêm cơm rượu nếp cẩm.

Mâm cúng tết Đoan ngọ miền Trung

Giống như mâm cúng miền Bắc, mâm cúng tết Đoan ngọ của người miền Trung cũng có các lễ vật cơ bản như: Hương, hoa, rượu nếp, nước, các loại quả, bánh tro, bánh ú…

Ngoài ra, mâm cúng tết Đoan ngọ miền Trung không thể thiếu thịt vịt. Quan niệm xưa cho rằng, thịt vịt có tính mát, ăn vào sẽ giải nhiệt cho cơ thể, có khả năng bổ máu và tốt cho hệ tiêu hóa.

Cơm rượu trên mâm cúng miền Trung được làm theo phương pháp lên men cổ truyền, có hình dạng vuông vức.

Dù không phổ biến ở tất cả tỉnh thành, nhưng chè kê rất được ưa chuộng, thường xuất hiện trong mâm cúng tết Đoan ngọ của người miền Trung. 

Mâm cúng tết Đoan ngọ miền Nam

Ngoài những lễ vật quen thuộc, mâm cúng tết Đoan ngọ miền Nam còn có nhiều món khác như:

Cơm rượu ở miền Nam được vo thành viên tròn và thêm nước đường, ăn giống như xôi chè ở miền Bắc.

Bánh ú Bá Trạng là món bánh tương tự bánh gio nhưng to hơn, được làm từ gạo nếp nhồi thêm nhân, sau đó luộc hoặc hấp. Bánh ú Bá Trạng có thể gói bằng lá sen, lá chuối…

Ở miền Nam, bánh ú còn nhiều biến tấu khác nhau, có cả nhân mặn và nhân ngọt (đậu xanh, sầu riêng…), gói bằng lá tre, lá dong…

Mâm cúng tết Đoan Ngọ miền Nam có thêm món chè trôi nước. Món chè này làm từ bột nếp trắng, nhân đậu xanh. 

Chè trôi nước ăn cùng nước đường và nước cốt dừa với ý nghĩa tiêu diệt sâu bọ.

* Thông tin trong bài mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm