Không phải nước rửa tay khô, chuyên gia tiết lộ cách rửa tay tốt nhất dành cho mẹ bầu và trẻ nhỏ
Nước rửa tay hiệu quả nhất dành cho mẹ bầu và trẻ em
Theo Bác sĩ Faith Buenaventura – Alcazaren – Chuyên gia Nhi khoa tại tổ chức Stratum Health Partner (Philippines): "Rửa tay thường xuyên là cách hiệu quả nhất để bảo vệ mẹ bầu và trẻ em khỏi virus hiệu quả. Nguyên nhân, hy một người nhiễm bệnh ho, nước bọt sẽ bắn ra xung quanh. Nếu không may chạm vào, rất dễ dẫn đến việc truyền nhiễm".
Thế nhưng, nước rửa tay khô lại không thật sự hiệu quả với mẹ bầu và trẻ nhỏ, thay vào đó là nước và xà phòng. Bở nước rửa tay khô chỉ tiện dụng trong trường hợp đi ra ngoài, còn khi về nhà vẫn cần phải rửa tay lại với nước và xà phòng. Đặc biệt, nước rửa tay sát khuẩn là thứ cần thiết nhất để phòng chống virus corona.
Rửa tay cho trẻ và mẹ bầu thế nào là đúng cách
Da của trẻ rất nhạy cảm và dễ tổn thương bởi các tác động mạnh. Các loại rửa tay khô có độ kiềm ở múc trung tính sẽ an toàn cho trẻ. Nhưng nếu không thể mua được, nên sử dụng nước rửa tay khô cho trẻ, nhưng sau đó phải rửa lại thật sạch bằng xà phòng. Tốt nhất, cha mẹ nên tập cho trẻ cách tự rửa tay.
Xà phòng có 2 đầu, 1 đầu là chất béo, đầu kia là chất tan trong nước. Khi chúng ta xoa xà phòng trên tay, chất béo sẽ bám trên tay và được nước rửa đi, kéo theo đó là vi khuẩn và màng tế bảo nhiễm khuẩn. Trong khi đó, nếu ta xịt 1 loại nước trên tay, thậm chí là cồn 90 độ, thì nó sẽ bay hơi rất nhanh và tạo thành 1 lớp màng như xác vi khuẩn. Thế nên, cồn không thể làm sạch sâu như xà phòng.
Nên chọn xà phòng có thành phần như thế nào?
Theo các nhà khoa học thuộc Đại học bang Arizona, Hoa Kỳ, nước rửa tay/ xà phòng không được có chất Triclosan hoặc Triclocarban. Bởi đây hoạt chất dẫn đến sự phá hoại quá trình lưu thông máu bình thường trong tử cung và khiến cho não của thai nhi bị thiếu oxy. Thậm chí, có thể dẫn đến rối loạn hormone giới tính, ung thư…
Những biện pháp phòng tránh COVID-19 hiệu quả cho mẹ bầu và trẻ nhỏ
1. Thường xuyên rửa tay: Đảm bảo không có vi khuẩn trước khi chạm tay vào miệng, mũi,...
2. Hạn chế đến nơi đông người: Vì sẽ rất dễ tiếp xúc với giọt bắn của người nhiễm bệnh.
3. Đeo khẩu trang và thay khẩu trang thường xuyên: Nếu là khẩu trang y tế, sau 8 tiếng thì bỏ. Với khẩu trang phải thì giặt sạch hằng ngày với xà phòng.
4. Tăng cường hệ miễn dịch bằng các biện pháp:
- Ngủ đủ giấc: Tối thiểu từ 7 - 8 tiếng mỗi ngày
- Bổ sung các loại vitamin: Đặc biệt là vitamin C
- Uống đủ nước: Với trẻ em tối thiếu 2 lit nước, với mẹ bầu tối thiểu 3 lit nước. Khi khát hãy uống nước, không để cổ họng bị khô.
Tập thể dục: Không chỉ giúp tuần hoàn máu, cơ thể khỏe mạnh mà còn tăng cường hệ miễn dịch.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...