Mật ong là một chất lỏng rất ngọt ngào được tạo ra bởi những con ong sử dụng mật hoa từ hoa. Theo nhiều thông tin, có khoảng 320 loại mật ong khác nhau về màu sắc, mùi và hương vị. Mật ong chứa thành phần chủ yếu là đường, cũng như hỗn hợp các axit amin, vitamin, khoáng chất, sắt, kẽm và chất chống oxy hóa. Nó thường được sử dụng như một chất làm ngọt trong thực phẩm hoặc như một loại thuốc.

1. Công dụng của mật ong

Mật ong có một số công dụng như:

- Trị ho

- Giảm khô mắt

- Giảm loét miệng do bức xạ hoặc điều trị hóa học (viêm niêm mạc)

- Làm lành vết thương

- Chất chống oxy hóa trong mật ong có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

- Cải thiện tình trạng các bệnh thần kinh

- Mật ong có tác dụng kháng khuẩn

- Bảo vệ gan

2. Không nên uống mật ong khi nào?

Mặc dù mật ong rất tốt nhưng không phải uống mật ong vào thời điểm nào cũng có lợi. Dưới đây là những thời điểm không nên uống mật ong mà bạn nên biết:

- Uống nước mật ong khi đói:

Bạn chỉ nên uống nước mật ong sau khi đã ăn lót dạ hoặc uống 1 cốc nước đầy trước đó. Bởi vì khi bạn đang đói, mật ong chứa hàm lượng đường glucose cực cao dễ khiến bạn bị chướng bụng, thận bị áp lực và phải làm việc nặng nề hơn, hệ bài tiết cũng kém hơn, cơ thể cũng khó có thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng sau đó.

- Uống mật ong ngay trước khi ngủ và ngay sau khi tỉnh dậy:

Cơ thể khi mới ngủ dậy đang cần thời gian để “bắt nhịp” với cuộc sống hàng ngày nhất là hệ bài tiết. Do đó, nếu uống ngay 1 cốc nước mật ong vào buổi sáng bạn có thể sẽ khiến 2 quả thận phải làm việc khá vất vả để thanh lọc lượng nước đưa vào cơ thể.

Còn khi sử dụng mật ong trước khi ngủ sẽ khiến lượng đường trong cơ thể tăng lên. Đặc biệt là với người cao tuổi, vì nó có thể ảnh hưởng đến tim mạch, huyết áp…

- Uống mật ong khi đã nổi bọt khí:

Vì hàm lượng đường trong mật ong khá cao, lại thêm tính hút ẩm cao của đường nên nếu bạn không bảo quản mật ong đúng cách, nó dần dần sẽ tích tụ thêm một lượng lớn nước. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm men sinh sôi, phát triển trong chính môi trường mật ong vốn rất giàu chất dinh dưỡng. Các vi khuẩn này sẽ làm mật ong bị biến chất, thậm chí là nhiễm trực khuẩn và một số độc tố gây hại nguy hiểm cho sức khỏe.

3. Uống mật ong hàng ngày có tốt không?

Mật ong dù được biết như một phương thuốc tự nhiên được sử dụng hàng ngàn năm qua và mang lại vô vàn những lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu sử dụng thường xuyên với liều lượng quá nhiều cũng sẽ để lại những hậu quả tiêu biểu như sau:

- Bệnh răng miệng: Mặc dù mật ong chứa các thành phần tự nhiên, nhưng nó cũng có thể dễ dàng bám trên các bộ phận khác nhau của miệng, đặc biệt là răng. Mật ong có thể khiến vi khuẩn trong miệng tạo ra axit dẫn đến sự ăn mòn men răng, do quá thúc đẩy quá trình hỏng răng nhanh hơn. Do vậy, tốt nhất không nên sử dụng mật ong quá nhiều trong chế độ ăn uống của bạn.

- Tăng cân: Mật ong có chứa hàm lượng đường fructose lớn, gây ra hiện tượng tăng cân không mong muốn. Thậm chí, việc dung nạp quá nhiều lượng đường này có thể dẫn đến béo phì và các hệ lụy sức khỏe liên quan.

- Ảnh hưởng đến chức năng đường tiêu hóa: Mật ong có thể ăn mòn các lớp lót dạ dày, thực quản và ruột, dẫn đến suy giảm chức năng đường tiêu hóa nếu chúng ta tiêu thụ với lượng lớn trong thời gian dài. Điều này cũng có thể dẫn đến căn bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

- Táo bón và tiêu chảy: Táo bón được xem là một trong những triệu chứng sức khỏe phát sinh do cơ thể tiêu thụ quá nhiều mật ong (do nồng độ fructose cao là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này). Việc tiêu thụ quá nhiều mật ong cũng dẫn đến hiện tượng tiêu chảy. Đây là hệ quả của việc dạ dày không thể tiêu hóa đường trong mật ong.

- Huyết áp thấp: Mật ong có chứa các thành phần gây hạ huyết áp nếu dùng quá nhiều. Do vậy, thực phẩm này được khuyến cáo không an toàn với những bệnh nhân huyết áp thấp nếu dùng quá nhiều. Các trường hợp này cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng mật ong.

4. Những ai không nên uống mật ong?

Trẻ em dưới 1 tuổi: Chức năng tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn rất yếu, chức năng giải độc gan cũng chưa hoàn chỉnh, botulinum có thể bị nhiễm trong mật ong dễ dàng xâm nhập vào thành ruột, kết hợp với một số chất, gây ngộ độc cho bé.

- Người rối loạn chức năng đường ruột: Mật ong có thể làm cho đường ruột co thắt mạnh, gây ra các chứng như đi ngoài, táo bón...

- Người bệnh tiểu đường: Trong mật ong có chứa lượng lớn glucose và fructose. Đó là đường đơn, sau khi vào ruột không cần tiêu hóa, có thể hấp thu trực tiếp vào máu, khiến cho đường huyết tăng cao.

- Bệnh nhân xơ gan: Các chuyên gia y tế khuyến cáo bệnh nhân xơ gan không được uống rượu mật ong. Bởi mật ong sẽ làm trầm trọng các triệu chứng của bệnh này.

- Khi bị huyết áp thấp: Trong mật ong chứa một chất giống như là Acetylcholine, có tác dụng giảm huyết áp. Do đó, những người có mức đường huyết thấp tuyệt đối không sử dụng mật ong.

- Khi vừa mới phẫu thuật: Người mới phẫu thuật mất máu nhiều, cơ thể rất yếu, nếu hấp thụ quá nhiều chất bổ, dễ làm cho gan chướng, nghẽn khí, gây chảy máu ngũ quan.

- Phụ nữ có thai: Không nên ăn mật ong. Do mật ong kích thích tử cung co lại, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi.