Khố u khổng lồ 'làm khó' các bác sĩ ở bệnh viên Ung bướu thực hiện như thế nào?
Ca bệnh đầu tiên gặp
Bác sĩ Tiến kể đây là một trường hợp thực sự ám ảnh với ông. 30 năm trong ngành ngoại khoa ung bướu phụ sản, ông gặp nhiều trường hợp bướu khổng lồ nhưng với trường hợp của bệnh nhân D. thì bác sĩ thực sự suy nghĩ và trăn trở. Ông tâm sự ca bệnh sẽ ám ảnh ông tới cuối đời vì sự bần cùng và thiếu thốn của người bệnh.
Bệnh nhân 19 tuổi nhưng thể trạng chỉ như em bé 10 tuổi và cõng theo khối bướu khoảng 50kg. Trước đây, ông đã mổ cho một bệnh nhân mang khối bướu 40kg nhưng bệnh nhân có cân nặng 50kg còn trường hợp này chỉ như đứa trẻ 10 tuổi.
Người nhà của bệnh nhân D. cho biết khi sinh ra, D. đã có bụng to bất thường và đi qua nhiều bệnh viện đều bị từ chối vì bệnh hiếm, bẩm sinh. Gia đình có hoàn cảnh khó khăn mẹ em phải đi bán vé số để kiếm tiền cho con đi bệnh viện. Để mang được khối bướu nặng, cháu D. phải rướn hết người lấy thăng bằng mới có thể di chuyển được.
Khoảng hơn một năm nay, bụng của D. to đến mức chị không thể nằm ngủ bình thường. D. phải ngồi… sấp để ngủ, tức ngồi cúi người xuống, đầu và hai tay úp để trên thành giường. Vòng bụng to quá mức không thể chịu được nên D. mới được gia đình đưa vào Bệnh viện Ung bướu TP.HCM.
Bác sĩ Tiến kể, nhìn thấy bệnh nhân ngoan ngoãn, lễ phép và vật vã với khối u, ông nghĩ tới những đứa con cháu trong nhà mình và nghĩ sẽ phải làm gì để cứu cô bé. Kết quả chụp CT bụng cho thấy trong bụng bệnh nhân toàn nước, khoảng 40-50 lít. Nếu không điều trị kịp thời, dịch trong bụng bệnh nhân sẽ gây ép tim, phổi, khả năng tử vong.
Bác sĩ Tiến cho làm tất cả các xét nghiệm, lên mạng dò tìm bệnh lý này, thậm chí gửi email ra nước ngoài hỏi các giáo sư hàng đầu và hội chẩn các bệnh viện lớn tại TP. HCM… Tuy nhiên, bác sĩ vẫn chưa tìm ra phương án điều trị.
Với quyết tâm không thể đứng nhìn bệnh nhân dần dần ra đi vì khối bướu khổng lồ chèn ép tim phổi, sau khi hội chẩn liên khoa các bác sĩ đề ra phương án "phẫu thuật nhiều lần". Theo bác sĩ Tiến, thực ra đây là phương pháp rút giải áp mỗi ngày 2-3 lít dịch, sau 1 tuần sẽ tiến hành mổ và mỗi lần mổ chúng tôi chỉ dám lấy 1/4 khối lượng dịch và bướu trong ổ bụng.
Đến ngày 24/7, các bác sĩ của Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật để lấy hết dịch trong bụng bệnh nhân, với khoảng 20 lít nước. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ mổ quan sát toàn bộ bụng của bệnh nhân thì thấy tử cung, buồng trứng, thận, gan, lách… đều bình thường. Tuy nhiên, có một khối bướu, kích thước khoảng 3x5cm, ở dọc theo cột sống. Bác sĩ đã lấy sinh thiết tế bào học và chờ kết quả để có thể đưa ra phương pháp điều trị với bệnh nhân D.
Bệnh lý hiếm gặp
Bác sĩ Tiến cho biết bệnh nhân D. là trường hợp đầu tiên khoa gặp. Theo y văn thế giới chỉ có vài trường hợp. Các bác sĩ của Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã gửi mail cho các chuyên gia và hội ung thư trên thế giới. Qua tra cứu của các bác sĩ, những trường hợp bệnh lý như vậy có thể là bệnh lý bướu bạch mạch.
Bướu bạch mạch là một bệnh lý lành tính và được cho rằng xuất phát từ sự phát triển hệ mạch lympho bất thường trong tuần thứ 14-20 của thai kỳ làm cho mạch lympho không thể kết nối với hệ thống dẫn lưu lympho bình thường. Bướu bạch mạch sau phúc mạc là bệnh lý rất hiếm gặp, chiếm khoảng 1% các trường hợp bướu bạch mạch.
Bệnh thường không có triệu chứng lâm sàng và chỉ được phát hiện trong lúc mổ hoặc tình cờ trên hình ảnh học khi khảo sát một bệnh lý khác. Phẫu thuật là phương pháp điều trị duy nhất vì bướu có thể lan tràn và xâm lấn mô xung quanh. Do phẫu thuật lấy hết bướu rất khó khăn nên bệnh thường tái phát và phẫu thuật lại đặc biệt phức tạp, thường gây tràn dịch dưỡng trấp ổ bụng.
Tràn dưỡng chấp ổ bụng ở trẻ em có thể là nguyên phát hoặc thứ phát. Trong đó, các bất thường liên quan đến sự phát triển và biệt hóa của hệ thống mạch bạch huyết là nguyên nhân của tràn dưỡng chấp ổ bụng nguyên phát.
"Nếu trường hợp của bệnh nhân D. đúng là bướu dưỡng trấp sau bẩm sinh thì cần tiếp tục điều trị nội khoa, thời gian để bệnh nhân phục hồi sẽ kéo dài khá lâu", bác sĩ Tiến cho biết.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....