Kho báu 4.000 tấn vàng chôn ở đỉnh núi Tàu: Niềm tin và bắt đầu hành trình tìm kiếm (Kỳ 2)
Năm 1973, ông Bường bất ngờ đột tử. Dù không tìm được chứng cứ nhưng ông Tiệp vẫn cho là cái chết của ông Bường có liên quan đến kho báu.
Kỳ 2: Niềm tin và bắt đầu hành trình tìm kiếm
Ông Trần Văn Tiệp sinh năm 1915 tại Hải Phòng, năm 20 tuổi vào Sài Gòn làm đủ thứ nghề để kiếm sống. Năm 1958 về Bình Tuy làm gỗ và trang trại. Thời gian nay ông quen với trung tá Lê Văn Bường, tỉnh trưởng rồi kết nghĩa anh em
Ông Tiệp sinh năm 1915 tại Hải Phòng. Năm 20 tuổi ông lưu lạc vào Sài Gòn, làm đủ thứ nghề từ thợ mộc đến lái xe để mưu sinh. Năm 1958 ông làm nghề xay đá tại tỉnh Tuyên Đức rồi sau đó về Bình Tuy làm gỗ và trang trại. Trong khoảng thời gian ở Bình Tuy, ông Tiệp quen với trung tá Lê Văn Bường, tỉnh trưởng rồi kết nghĩa anh em.
Năm 1961, khi ông Bường bị thuyên chuyển ra biên giới Lao Bảo và biết nguy cơ bị khử nên đã trốn lánh nạn bỏ lại toàn bộ gia sản. Khoảng thời gian này ông Bường không dám gặp ai, nhưng ông đã tìm cách liên lạc với ông Tiệp, người anh em nghĩa khí những ngày ở Bình Tuy. Chính ông Tiệp đã cưu mang, giúp đỡ ông Bường trong khoảng thời gian lánh nạn.
Mang ơn ông Tiệp cứu mạng và sợ thông tin về kho báu Yamashita mà ông biết sẽ xuống mồ nếu chẳng may mình chết, ông Bường đã kể hết những thông tin và trao lại tấm bản đồ về kho báu núi Tàu mà ông biết cho ông Tiệp.
Năm 1973, ông Bường bất ngờ qua đời, từ đó ông Tiệp càng tin cái chết có liên quan đến kho báu.
Có được tấm bản đồ, sau nhiều lần khảo sát thực địa, thu thập thông tin và khi đã có niếm tin vững chắc về kho báu, năm 1992, ông Tiệp đã gửi đơn đến UBND tỉnh Bình Thuận xin khai quật kho báu tại núi Tàu, một núi đá nhỏ nằm ven quốc lộ 1 thuộc xã Phước Thể, huyện Tuy Phong. Núi này cách bờ biển thuộc vịnh Cà Ná - Cù Lao Câu khoảng 1km.
Đến năm 1987, cụ Tiệp tiếp tục được ông Lê Văn Hiền, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận cung cấp thêm thông tin về kho báu núi Tàu.
"Kẻ bỏ của, người bỏ công”, vậy là hai ông già bắt tay nhau để biến ước mơ thành sự thật. Ở thời điểm năm 1993, ông Tiệp đã dám bỏ ra 2 tỷ đồng, tương đương hàng ngàn cây vàng, để đổ vào cuộc truy tìm kho báu...
Sau đúng một năm đào bới trên diện tích 3.000m2, nhưng không phát hiện được gì. Tháng 11/1994, UBND tỉnh Bình Thuận ra quyết định đình chỉ hoạt động thăm dò, khai thác.
Trước tình hình đó, ông Tiệp trình báo mình đã tìm được nắp hầm, nhưng do việc đào đá thủ công quá khó khăn, tiến độ thi công chậm nên xin phép UB tỉnh Bình Thuận cho dùng chất nổ để phá đá.
Từ 1995-1999, suốt bốn năm ròng rã, điều mà ông Tiệp đeo đuổi chỉ đem lại kết quả là băm nát ngọn núi Tàu. Tuy thế, ông không hề nản chí mà còn đem về rất nhiều tảng đá cho là “kim la bàn’, “nắp hầm”, “bùa yểm” của kho báu để khoe với nhiều người.
Cuối năm 1999, UB tỉnh Bình Thuận nhận thấy việc khai thác chẳng có kết quả gì nên đã quyết định đình chỉ. Cùng thời gian này, một nhân viên của ông Tiệp được giao ở lại núi Tàu giữ máy móc báo một tin kinh động nhiều người là đã phát hiện nắp hầm của kho báu.
Do là nắp hầm nên khi trời mưa tất cả nước mưa theo dòng chảy xối xả vào miệng hầm. Đặc biệt khi đưa máy radio đến “miệng hầm” radio bỗng mất sóng, đồng hồ đang chạy bình thường bỗng kim chạy bị giật.
Cùng lúc này, ông Tiệp báo cáo một số “dấu hiệu bất thường” xung quanh “kho báu Yamashita” như một công ty của Nhật đến tìm kiếm tại núi Tàu đồng thời có rất nhiều người lạ mặt xuất hiện quanh khu vực mà ông Tiệp trước đây đào bới.
Nhưng rồi cơ quan chức năng của tỉnh Bình Thuận kiểm tra thì chẳng có cửa hầm, chuyện radio mất sóng hay đồng hồ bị giật cũng chỉ là tin ảo. Những người lạ mặt đều là dân địa phương đi lượm đá bán kiếm tiền, còn chuyện công ty của Nhật đến tìm kiếm thật ra là dự án nuôi tôm của một công ty Nhật.
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...