Khi trẻ bị sốt liên tục, cha mẹ hãy áp dụng ngay cách này
Nội dung bài viết
Nguyên nhân trẻ bị sốt liên tục
Trẻ bị sốt liên tục mãi không giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp. Theo các nghiên cứu sức khỏe, nguyên nhân chính khiến trẻ sốt cao liên tục nhiều ngày có thể là do:
Trẻ sốt siêu vi
Các chuyên gia Nhi cho biết, siêu vi sinh chính là nguyên nhân dễ bắt gặp nhất khiến bé sốt cao mãi không thuyên giảm.
Thứ nhất, trẻ bị sốt xuất huyết
Mùa sốt xuất huyết thường kéo dài từ tháng 7, 8, 9, 10 hằng năm và lắng xuống trong tháng 2, 3, 4. Và đây vẫn luôn là nỗi lo lắng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ đi kèm với các triệu chứng sốt cao đột ngột và kéo dài liên tục từ 2 đến 7 ngày. Trẻ có dấu hiệu xuất hiện những chấm hoặc mảng xuất huyết ở dưới da là biểu hiện dễ gặp và dễ nhận biết nhất.
Ngoài ta, khi chuyển nặng thì trẻ sốt còn kèm theo chảy máu chân răng, chảy máu mũi, hoặc xuất huyết nội tạng vô cùng nguy hiểm.
Thứ hai, trẻ sốt liên tục do nhiễm virus cúm
Đây là bệnh gặp phổ biến ở trẻ nhỏ khiến bé bị sốt đi sốt lại rất khó chữa trị dứt điểm. Dấu hiệu của bệnh là tắc mũi, chảy nước mũi, ho, hắt hơi. Với trường hợp mới mắc bệnh, thông thường trẻ sẽ sốt nhẹ từ 37.8 đến 38 độ. Tuy nhiên, nếu nặng trẻ sốt cao, quấy khóc, khó chịu, bỏ sữa.
Thứ ba, trẻ bị sốt liên tục do virus rubella
Triệu chứng là trẻ sốt nhẹ kéo dài, kèm phát ban, nổi hạch vùng chẩm sau tai và cổ, viêm long đường hô hấp trên kèm.
Thứ tư, trẻ sốt do virus sởi
Trẻ bị sốt liên tục kéo dài không có hiện tượng giảm có thể do bệnh sởi gây nên. Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Paramyxoviridae gây ra, lây qua đường không khí. Do đó bệnh này có khả năng bùng phát thành dịch rất cao, nhất là ở những quần thể có tỷ lệ miễn dịch thấp với bệnh.
Bệnh sởi có thể lây từ người sang người. Bệnh hay xuất hiện vào thời điểm đông - xuân và cũng là bệnh thường gặp ở trẻ em.
Trẻ bị sởi thì kèm các triệu chứng bé bị sốt chân tay nóng, sốt kéo dài liên tục, ho nhiều, chảy nước mũi, mắt đỏ.Đến ngày thứ 4 kể từ khi bị bệnh thì trẻ xuất hiện ban ở mặt sau đó lan ra chân, tay.
Thứ năm, trẻ sốt do bệnh tay chân miệng
Thời tiết nồm ẩm mùa đông xuân là nguyên nhân khiến bệnh tay chân miệng bùng phát. Đây là căn bệnh truyền nhiễm, không nguy hại nặng, nhưng cần nhận biết và điều trị kịp thời để tránh biến chứng.
Hiện nay, tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh. Khi bị bệnh trẻ sốt liên tục kéo dài. Đồng thời, ở gang bàn chân, tay, trong miệng xuất hiện các nốt phỏng rộp làm trẻ đau đớn, khó ăn, quấy khóc.
Trẻ bị sốt liên tục do virus thủy đậu
Thủy đậu có thể là câu trả lời cho việc tại sao trẻ bị sốt liên tục. Căn bệnh bắt đầu từ mặt, ngực, lưng sau đó lan khắp các nơi ở cơ thể.
Mụn thủy đậu dễ nhận biết vì nó là mụn bóng nước, ban đầu chứa dịch màu chuyển đục sau 1 ngày. Mụn có thể bị đóng vảy sau 2 đến 3 ngày. Trẻ bị sốt liên tục 2 ngày hoặc nhiều hơn ở giai đoạn đầu của bệnh kèm các nốt hồng ban.
Trẻ sốt do có thể bị nhiễm vi trùng
Có nhiều loại nhiễm trùng mà gây ra sốt liên tục ở trẻ như sốt viêm họng, viêm Amidan cấp, nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm trùng đường gan mật, nhiễm khuẩn não- màng não, nhiễm trùng máu,...
Các nguyên nhân khác
Ngoài ra, các nguyên nhân khác gây sốt liên tục ở trẻ như sốt do ký sinh trùng sốt rét, sốt do thương hàn, sốt do bệnh lao ở trẻ.
Làm gì khi trẻ bị sốt liên tục?
Trẻ bị sốt liên tục là trường hợp dễ gặp, gây nguy hiểm cho bé. Nếu không có cách xử lý đúng cách rất dễ để lại hậu quả nghiêm trọng. Theo các bác sĩ nhi khoa, khi trẻ bị sốt kéo dài mẹ nên thực hiện các bước sau:
Bước 1. Mẹ để trẻ nằm ở nơi thoáng mát khí, tránh nơi đông người, nhiều người vây quanh bé.
Bước 2. Nhanh chóng cặp nhiệt độ cho trẻ để kiểm soát nhiệt độ cơ thể của con.
Nếu nhà không có cặp nhiệt độ thì mẹ có thể dùng môi đặt lên trán bé để cảm nhận sự khác nhau về nhiệt độ. Tốt nhất là nên cặp nhiệt độ ở hậu môn của trẻ, sau đó là nách trẻ. Tùy từng địa điểm cặp mà ta xác định trẻ bị sốt: Trên 38.5 độ là sốt nếu đo ở hậu môn trẻ; trên 37.5 độ nếu đo ở nách trẻ.
Mẹo chữa sốt siêu vi ở trẻ
Nếu trẻ bị sốt, cha mẹ thực hiện biện pháp hạ sốt cho trẻ như sau:
Cách 1: Dùng thuốc hạ sốt
Mẹ có thể dùng thuốc hạ sốt không gây tác dụng phụ với trẻ như thuốc acetaminophen với liều dùng từ 10 – 15 mg/kg, một ngày dùng tối đa 4 lần. Dùng thuốc sẽ có hiệu quả nhanh hơn trong trường hợp trẻ bị sốt liên tục. Nếu trẻ vẫn không khỏi, mẹ nên mang con đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị.
Cách 2: Hạ sốt vật lý cho trẻ - lau mát cơ thể:
Mẹ sử dụng 5 chiếc khăn mỏng và một chậu nước ấm. Nhúng khăn và vắt khăn khô nước, dùng 2 khăn đắp ở nách, 2 khăn đắp ở bẹn và 1 chiếc khăn lau khắp người. Mẹ làm liên tục đến khi nhiệt độ thực của trẻ xuống dưới 37 độ.
Khi nhiệt độ của trẻ đã giảm thì mẹ cũng cần theo dõi thường xuyên, đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám, xác định nguyên nhân cũng như lên lộ trình điều trị cụ thể với cơ thể từng bé. Với trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi, mẹ càng không nên chủ quan. Khi trẻ có dấu hiệu sốt thì cần đưa đến cơ sở y tế ngay.
Do đó mẹo chữa sốt siêu vi ở trẻ là mẹ cần tuân thủ thực hiện khoa học, đúng cách, đúng bước trong trình tự hạ sốt. Kết hợp với việc bồi bổ các chất dinh dưỡng cho con giúp con nhanh hồi phục.
Lưu ý khi chăm trẻ bị sốt liên tục ở nhà
Bên cạnh việc hạ sốt thì việc tăng thể trạng cho trẻ cũng cực kì quan trọng. Những điều mẹ cần làm là:
Cho trẻ uống nhiều nước để giúp trẻ hạ nhiệt cơ thể, đặc biệt nên uống nước trái cây bổ sung lượng nước đầy đủ mỗi ngày.
Mẹ cần giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống xung quanh trẻ để luôn sạch sẽ, tránh nhiễm khuẩn.
Không cho trẻ ăn các loại thức ăn như cà rốt, cà chua, củ dền, nước ngọt, kẹo... Đây là những thực phẩm có màu đậm, ăn vào dễ làm cha mẹ nhầm lẫn màu phân trẻ với các triệu chứng của bệnh khác.
Như vậy, mẹ vừa có thêm nhiều kinh nghiệm quý giá trong chăm trẻ, nhất là khi trẻ bị sốt liên tục nhiều ngày không khỏi. Mẹ cần thực hiện đúng trình tự hạ sốt cũng như chăm trẻ tại nhà để trẻ nhanh khỏi bệnh và tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...