Khi nào bố có thể cảm nhận thai nhi đang di chuyển trong bụng mẹ?
Thời điểm bố và người thân có thể cảm nhận thai nhi đang di chuyển
Thai nhi bắt đầu có những cử động đầu tiên ở tuần thai thứ 9. Thời điểm này, mẹ chưa thể cảm nhận được những cử động rất nhỏ của con. Hoạt động của bé chỉ có thể nhận ra qua màn ảnh siêu âm.
Từ tuần thai thứ 24, mẹ bầu sẽ cảm nhận được thai nhi đang di chuyển bên trong. Tuy nhiên, phải mất vài tuần tiếp theo, bố và những người thân khác trong gia đình mới có thể biết được em bé đang di chuyển trong bụng mẹ.
Thỉnh thoảng, trong giai đoạn từ tuần 28 – 32 của thai kỳ, bố và những người thân sẽ bắt đầu cảm nhận được sự chuyển động của thai nhi khi đặt tay lên bụng mẹ tại thời điểm bé đang cử động. Thai nhi cần thời gian để tiếp tục phát triển cho đến khi con có thể cảm nhận những cú chạm nhẹ bên ngoài thành bụng của mẹ và bố.
Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu, thai nhi sẽ tránh không di chuyển trong bụng mẹ khi cảm nhận có người ngoài chạm vào, trừ mẹ.
Yếu tố cản trở bố biết được chuyển động của thai nhi
Theo Verywell Family, mẹ bầu là người cảm nhận sớm nhất những chuyển động của con. Trong giai đoạn tiếp theo, nếu bố vẫn chưa thể nhận biết được quá trình di chuyển của thai nhi, nguyên nhân có thể do một trong các yếu tố:
Lượng mỡ thừa
Bà bầu bị thừa cân khiến lớp mỡ tích trữ xung quanh bụng dày lên. Do đó, trong những tuần cuối của tam cá nguyệt thứ hai, bố và những người thân không thể cảm nhận được thai nhi liệu có đang di chuyển trong bụng mẹ hay không.
Nhau thai bám trước
Nhau thai bám vào vị trí trước thành tử cung sẽ cản trở việc cảm nhận của bố. Thậm chí, mẹ bầu cũng sẽ cảm nhận sự chuyển động của thai nhi trong thời gian muộn hơn so với những mẹ bầu có nhau thai bám ở những bị trí khác.
Vị trí của thai nhi
Thời điểm bố và những người xung quanh cảm nhận được sự chuyển động của thai nhi trong bụng mẹ cũng liên quan đến vị trí nằm của bé.
Vì sao thai nhi lại chuyển động trong bụng mẹ?
Từ tuần thai thứ 29, thai nhi sẽ bắt đầu di chuyển trung bình 10 lần mỗi giờ. Bé có thể uốn cong cơ thể, di chuyển đầu, chân tay, mút tay hoặc chạm vào dây rốn.
Một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra nguyên nhân khiến thai nhi di chuyển liên tục trong bụng mẹ trong những tháng thai kỳ sau chủ yếu do quá trình phát triển hệ xương và sụn ở cơ thể bé.
Không di chuyển trong bụng mẹ đủ nhiều, thai nhi sẽ không thể hoàn thiện được xương và sụn. Lớp xương sẽ trở nên giòn, xốp hoặc những nguy cơ phát triển bất thường sau khi trẻ chào đời.
Chuyển động của thai nhi còn báo hiệu bé đang tận hưởng và khám phá thế giới bên trong bụng mẹ. Ở những bà bầu mang thai lần thứ hai, thứ ba, thai nhi sẽ chuyển động nhiều hơn do kích thước của tử cung và dây rốn đã dài hơn.
Trong những lần khám thai định kỳ khi bé bắt đầu chuyển động, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ bầu tập đếm cử động thai nhi để biết chính xác tình trạng sức khỏe của con theo từng giai đoạn.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.