“Khi chấp nhận thay đổi, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười là người thay đổi quyết liệt nhất”
“Bật đèn xanh” cho ngân hàng thương mại
PGS. TS Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đánh giá, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười là người mở đường trong việc cải cách, đổi mới hệ thống tài chính ở Việt Nam.
Thời kỳ trước đổi mới năm 1986, ở nước ta chỉ có ngân hàng quốc doanh phục vụ Nhà nước.
“Trong quá trình kiềm chế lạm phát, ông Đỗ Mười đã cho thực hiện kinh tế hàng hoá, trong đó có 3 yếu tố chính gồm: Sản xuất, thương mại và tài chính.
Nhận thấy nếu chỉ cải cách ở cấp thấp - khu vực sản xuất thì sẽ rất chậm nên ông Đỗ Mười đã chọn cải cách cùng lúc hai khu vực sản xuất và hệ thống ngân hàng – cải cách cấp cao, để rút ngắn thời gian” - PGS.TS Trần Đình Thiên phân tích.
Sau Đại hội VII - năm 1991, cải cách đầu tiên với hệ thống ngân hàng, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười cho thành lập hệ thống ngân hàng 2 cấp: Ngoài ngân hàng nhà nước khi đó có thêm ngân hàng thương mại. Các ngân hàng thương mại bắt đầu cho vay, hạch toán, phục vụ thị thường.
Mở đường cho thị trường chứng khoán
Trao đổi với PV Lao Động, GS Võ Đại Lược - tác giả của đề án chống lạm phát trình lên nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười - phân tích: nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười là người mở đường thành lập thị trường chứng khoán mặc cho nhiều người phản đối.
“Quyết định thành lập thị trường chứng khoán khi đó của ông Đỗ Mười gây tranh cãi dữ dội. Nhiều người nói việc chuyển sang kinh tế hàng hoá đã là tư bản, giờ còn lập thị trường chứng khoán – cái mà chỉ tư bản mới có, thế khác nào đi theo tư bản.
Nhưng khi tôi lý giải thị trường chứng khoán đúng là của tư bản nhưng có ích cho đất nước, có lợi cho dân, ông Đỗ Mười đã đồng ý ngay không do dự” - GS Võ Đại Lược nhớ lại.
Giáo sư Võ Đại Lược - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế thế giới nhìn nhận, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười là người khi đã chấp nhận thay đổi sẽ là người thay đổi quyết liệt nhất. Khi đã đồng ý với ý kiến nào, và cho rằng ý kiến đó đúng, ông sẽ lắng nghe và cho thực thi bất chấp các ý kiến phản đối.
“Sau khi thực hiện đề án chống lạm phát thành công, lạm phát giảm xuống nhanh, ông Đỗ Mười vẫn bị phản đối, chỉ trích vì cho rằng ông đã thực hiện không đúng chỉ đạo của Quốc hội.
Khi ấy cố Tổng Bí thư Đỗ Mười nói, làm trước mà có lợi có kết quả còn hơn làm sau, khiến những người phản đối ông không còn có ý kiến nữa” - GS Võ Đại Lược nhớ lại.
4 dấu ấn đặc biệt về ngoại giao kinh tế
Theo GS Võ Đại Lược, từ năm 1991 – 1997 khi ông Đỗ Mười làm Tổng Bí thư, đã để lại 4 dấu ấn đặc biệt về ngoại giao kinh tế như: Bình thường hoá quan hệ với Mỹ; Đưa Việt Nam gia nhập ASEAN; Gia nhập APEC; bình thường hoá quan hệ với IMF, World Bank, ADB, ...
“Ngay khi manh nha ý định gia nhập các tổ chức quốc tế, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã vấp phải rất nhiều sự phản đối. Hầu hết các ý kiến đều cho rằng, các tổ chức như APEC, IMF, World Bank, ... đều do tư bản lập ra, là của tư bản.
Trước những ý kiến phản đối, cố Tổng Bí thư Đỗ Mười gọi tôi vào hỏi. Tôi đã phân tích rõ không có nguyên tắc, quy chế nào của các tổ chức kia là phản động. Không có quy chế nào trong đó có tính chất áp bức, bóc lột. Những quy chế ấy tuy của tư bản nhưng tiến bộ, tham gia là có lợi, tại sao không tham gia?”.
Sau khi nghe phân tích, nguyên Tổng Bí thư đã đồng ý.
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...