Khi bị đau tai phải làm sao để bớt khó chịu?
Nội dung bài viết
Đau tai là tình trạng đau nhức, cực kỳ khó chịu bên trong tai, thường xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Các nguyên nhân và cách xử lý triệu chứng đau tai vô cùng đa dạng. Tùy thuộc vào vị trí và mức độ tổn thương, bản chất và bệnh lý gặp phải. Vậy khi bị đau tai phải làm sao để bớt khó chịu? Có những nguyên nhân nào dẫn đến đau tai. Mời bạn cùng Phunugiadinh tìm hiểu trong bài viết sau!
Đau tai là gì? Nguyên nhân gây đau tai
Đau tai là các biểu hiện đau nhức ở tai trong với nhiều mức độ khác nhau. Đau tai thường do các vi khuẩn, virus gây nhiễm trùng cao, lên cao như đi máy bay hoặc ráy tai ứ đọng. Nếu tình trạng đau tai kéo dài hơn 24 giờ đồng hồ, bạn hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra xem vấn đề tiềm ẩn đằng sau cơn đau tai là gì?
Sốt, sưng tai, chóng mặt hoặc yếu cơ mắt đôi khi có thể xảy ra kèm đau tai. Nếu thấy xuất hiện những triệu chứng này, bạn sẽ phải được chăm sóc y tế nhiều hơn. Bên cạnh đó, đau tai có thể là triệu chứng của một số bệnh lý nặng hơn, cụ thể là:
Viêm ống tai
Bệnh viêm ống tai xảy ra khi tai bạn tiếp xúc với môi trường có độ ẩm quá cao, thường là khi bơi lội. Nếu tai bị ướt, ẩm trong thời gian dài sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây nhiễm khuẩn, dẫn đến nguy cơ viêm ống tai.
Ráy tai
Ráy tai có vai trò ngăn cản sự tấn công của vi trùng và bụi vào bên trong tai. Tuy nhiên, khi ráy tai tích tụ quá nhiều, cứng lại có thể khiến tai bạn thường xuyên có cảm giác ngứa ngáy, ù tai, đau tai và khả năng nghe suy giảm.
Viêm tai giữa
Đây là bệnh do nhiễm trùng, có thể khiến tai bị ù, đau nhức, nếu không được điều trị kịp thời thì thính lực sẽ bị suy giảm.
Thủng màng nhĩ
Khi màng nhĩ bị tổn thương, tình trạng đau nhức sẽ xảy ra, thính lực bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thủng màng nhĩ có thể là do ngoáy tai bằng vật nhọn, áp suất thay đổi đột ngột hoặc nghe âm thanh lớn như tiếng mìn, bom,...
Khối u trong tai
Khối u trong tai có thể khiến trống tai, xương tai chịu áp lực lớn, cấu trúc tai bị tổn thương, gây hiện tượng đau tai. Tổn thương này có thể gây ra nhiễm trùng, lan đến những vùng lân cận trong hộp sọ. Gây biến chứng như viêm màng não, áp xe trong não, thậm chí dây thần kinh sọ cũng bị tổn thương.
Sưng hạch
Khi các hạch bạch huyết nằm bị nhiễm trùng và sưng to có thể gây đau tai bởi có một số hạch bạch huyết nằm phía đằng sau tai.
Khi nhai bị đau tai phải làm sao?
Những bệnh lý có thể gây ra triệu chứng đau tai khi nhai như viêm tuyến nước bọt mang tai, viêm xoang, u vòm họng, viêm amidan, loạn thái dương hàm,... Dưới đây là một số phương pháp điều trị khắc phục tình trạng đau tai khi nhai vô cùng hiệu quả:
Không phẫu thuật
- Ăn thức ăn mềm, nhai nhẹ nhàng. Không nên ăn những thức ăn cứng, sẽ khiến cơn đau tai thêm nặng.
- Nên sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc an thần, giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi cơn đau.
- Xoa bóp nhẹ nhàng xung quanh vùng quai hàm.
Phẫu thuật
Phương pháp này sẽ được áp dụng trong trường hợp đau tai nặng. Khi đã áp dụng các cách trên mà không có dấu hiệu phục hồi, tiếp tục đau và tổn thương. Lúc này phải cần đến bàn tay của một bác sĩ giỏi.
Đau tai khi đi máy bay phải làm sao?
Thông thường, những hành động như nhai kẹo cao su, ngáp hoặc nuốt nước bọt có thể giúp cân bằng lại sự chênh lệch áp suất, cải thiện chứng ù tai, đau tai khi đi máy bay. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp bị ù tai, đau tai nặng khi đi máy bay. Lúc này rất có thể có một bệnh lý tiềm ẩn nào đó và bạn cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra.
Đau tai phải khi nuốt nước bọt nên làm gì?
Bị đau tai khi nuốt nước bọt là triệu chứng khá phổ biến do các bệnh lý viêm họng, viêm amidan, thậm chí có thể là ung thư vòm họng, u tuyến nước bọt mang. Tất cả các bệnh lý này đều khiến người bệnh khổ sở mỗi lần nuốt thức ăn hay nước bọt. Nếu không điều trị sớm có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm.
Dưới đây là các phương pháp chữa đau tai khi nuốt nước bọt mà bạn nên biết:
- Chữa trị với kháng sinh liều cao trong khoảng 10 ngày.
- Lấy mủ tai làm kháng sinh hoặc lựa chọn kháng sinh phù hợp.
- Sử dụng thuốc chống phù nề sưng huyết, chống viêm ở mũi họng.
- Khi có hiện tượng đau tai kèm sốt cao liên tục, màng nhĩ bị căng phồng thì cần rạch màng nhĩ để dẫn lưu.
Qua những thông tin trong bài viết, chắc hẳn bạn đã biết đau tai phải làm sao để bớt khó chịu rồi chứ. Mong rằng từ những kiến thức này, bạn sẽ chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình được tốt nhất!
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....