Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ là điều được nhiều người công nhận lâu nay. Tuy nhiên, không phải vì thế mà việc cho con bú sữa mẹ duy trì lâu dài đều tốt cho trẻ bởi đến một giai đoạn, sữa mẹ sẽ mất dần chất dinh dưỡng và trẻ cần nhận đủ chất qua thực phẩm. Việc cai sữa mẹ cũng hình thành cho trẻ những ý thức và tính cách tốt hơn. Tuy nhiên, nhiều người lại lựa chọn không cai sữa mặc dù con đã khá lớn, đem đến những hệ luỵ không mong muốn.

Theo Sohu, mới đây một đoạn video xuất hiện trên mạng xã hội cho thấy một đứa trẻ người Kazakhstan mặc chiếc áo màu xanh lá cây, quần đen chừng 5-6 tuổi đang đứng dưới 1 con bò. Điều đặc biệt, cậu bé đưa miệng bú sữa của con bò. Cậu bé tỏ ra rất thích thú với diều này.

Thậm chí khi núm vú của con bò rơi ra khỏi miệng, cậu bé tiếp tục dùng tay với lấy và nhét vào miệng. Đứa trẻ thậm chí còn nhìn trực tiếp vào ống kính máy quay và bú sữa bò.

Rất nhiều người bị chú ý bởi hình ảnh này, đồng thời khá bất ngờ với hình ảnh cậu bé say sưa bú vú bò. Chưa biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì nhưng nhiều người không đồng tình với cách những người trong video cổ vũ cậu bé. Họ cho rằng rất có thể cậu bé chưa được cai sữa mẹ và rất thèm được bú sữa nên đã không ngần ngại bú trực tiếp từ vú của một con bò mẹ.

Ngoài ra, một số người còn lo lắng cho cách uống sữa trực tiếp của cậu bé vì trên thực tế, việc bú sữa trực tiếp này khá nguy hiểm, sữa chưa được vắt ra ngoài và xử lý có chứa khá nhiều vi khuẩn. Mà trẻ em thì nên uống sữa đã qua tiệt trùng để đảm bảo an toàn.

Hiện tại, cậu bé đã gây sốt mạng xã hội nước này bằng hành động khá kì lạ. Nhiều người muốn liên lạc với cha mẹ của bé để tìm hiểu nguyên nhân.

 

Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa kỳ và Tổ chức Y tế Thế giới luôn khuyến cáo nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục cho đến khi 2 tuổi. Tuy không có một thời điểm cụ thể nào quy định về việc cai sữa cho trẻ nhưng việc này là cần thiết để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện ở trẻ.

Việc cai sữa cho trẻ cũng cần phải lưu ý một số điều:

- Vắt một chút sữa: nếu mẹ có cảm giác căng tức thì có thể vắt (hoặc hút) ra một lượng ít sữa để tránh ứ sữa và viêm tuyến vú đến khi nào cơ thể tự điều chỉnh được.

- Kiên nhẫn: để cai sữa cho trẻ phải mất từ 2-3 tuần. Tuy nhiên, điều này cũng còn phải phụ thuộc vào tính khí của em bé. Nếu bé dễ tính thì quá trình này sẽ trở nên dễ dàng và nhanh hơn. Nhưng đối với trẻ nhạy cảm, không thích sự thay đổi thì là một thách thức nhiều hơn.

- Không mời mọc, không từ chối: đối với các bé lớn hơn, đã có sở thích mạnh mẽ về việc bú mẹ thì mẹ có thể thử cách tiếp cận theo kiểu: “không mời mọc, không từ chối”. Ngoài ra, để trẻ ít có khả năng đòi bú mẹ hơn thì cần đảm bảo bé không bị đói hay khát.

- Thay thế việc cho bú bằng những thứ khác: trong thời gian cai sữa, cha mẹ hãy quan tâm tới bé thật nhiều để giúp trẻ thoải mái hơn. Có thể tìm cách khác cho bé ăn hoặc ngồi chơi cùng trẻ với cuốn sách hay món đồ chơi mà con yêu thích.- Thay đổi thói quen: nếu như mẹ thường cho trẻ bú trên một chiếc ghế quen thuộc thì có thể thay đổi thói quen này, ngồi với trẻ trong một phòng khác. Hoặc trong trường hợp bé đã 1-2 tuổi và thường xuyên bú đêm, hãy để bố thay mẹ dỗ trẻ.

- Làm theo ý bé: đối với những trẻ đang chập chững tập đi, cách tốt nhất là nên chiều theo ý bé. Có khả năng trẻ đã giảm bớt hứng thú với việc bú mẹ rồi nên có thể tận dụng điều này và giảm dần việc cho bé bú.

- Thử hút sữa: nếu mẹ cai sữa nhưng vẫn muốn trẻ được ăn sữa mẹ thì có thể hút sữa ra và trữ đông.

- Tâm trạng mẹ thoải mái: Có thể việc thay đổi nội tiết tố xảy ra trong khi cai sữa sẽ làm cho người mẹ có những cảm xúc lẫn lộn, buồn bã. Vì mẹ đã làm những gì tốt nhất cho mình và em bé rồi nên cần giữ tâm trạng thoải mái là điều hết sức quan trọng.