Tác dụng của lá vối với sức khỏe và sắc đẹp

Không chỉ riêng gì rửa mặt bằng lá vối, nhắc đến loại cây này chắc hẳn ai cũng nghĩ ngay tới một loại nước uống dân dã, ngon miệng và dễ uống lại có tác dụng thanh nhiệt, kích thích tiêu hóa và chống đầy bụng. Cây vối thường được dùng để lấy lá và nụ để nấu nước uống, vối có hai loại là vối nếp và vối tẻ, lá có màu vàng xanh. Lá vối tẻ thường to hơn lá vối nếp, lá của nó bé bằng hoặc lớn hơn bàn tay người, có hình thoi màu xanh thẫm. Hoa vối thường nở thành chùm đan vào nhau, hoa thường nở vào mùa xuân, còn quả vối thì có màu đỏ thẫm giống với quả bồ quân, vị hơi chát và đắng.

Không chỉ riêng gì rửa mặt bằng lá vối, nhắc đến loại cây này chắc hẳn ai cũng nghĩ ngay tới một loại nước uống dân dã, ngon miệng và dễ uống lại có tác dụng thanh nhiệt, kích thích tiêu hóa và chống đầy bụng - Ảnh minh họa: Internet

Cây vối có tên khoa học là Cleistocalyx operculatus, thuộc họ Sim (Myrtaceae), là loại cây mọc nhiều ở nhiệt đới. Ở nước ta cây vối mọc hoang hoặc trồng, có nhiều ở miền Bắc nước ta. Cây vối thường cao chừng 5-6 m, đường kính của cây có thể lên đến 50cm. cuống lá dài 1-1,5 cm. Phiến lá cây vối dai, cứng. Hoa vối gần như không cuống, màu lục nhạt, trắng. Quả vối hình trứng, đường kính 7-12mm khi chín có màu tím sậm, có dịch. Lá, cành non và nụ vối đều có mùi thơm dễ chịu đặc biệt của vối. Đã có rất nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy lá vối rất có lợi cho sức khỏe.

Loại thức uống này có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đẩy mạnh cơ chế đốt chất béo của cơ thể, giúp duy trì cân nặng lành mạnh - Ảnh minh họa: Internet 

Tác dụng của việc rửa mặt bằng lá vối

Trong lá vối, nụ vối có tanin, một số chất khoáng, vitamin và có khoảng 4% tinh dầu với mùi thơm dễ chịu, một số chất kháng sinh có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như: Streptococcus, Staphylococcus, vi khuẩn bạch hầu, phế cầu, Salmonella, Bacillus subtilis... Lá vối tươi hay khô sắc đặc được coi là một thuốc sát khuẩn dùng chữa nhiều bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt. Trong thực tế, nhân dân ta thường lấy lá vối để tươi vò nát, nấu với nước sôi lấy nước đặc gội đầu chữa chốc lở rất hiệu nghiệm.

Trong thực tế, nhân dân ta thường lấy lá vối để tươi vò nát, nấu với nước sôi lấy nước đặc gội đầu chữa chốc lở rất hiệu nghiệm - Ảnh minh họa: Internet

Dùng lá vối tươi, sắc với nước cho cô đặc lại. Dùng nước này thoa lên vùng da bị tổn thương và viêm nhiễm mỗi ngày. Đây là bài thuốc dân gian, tuy đơn giản nhưng mang lại kết quả rất cao và nhanh chóng. Rửa mặt bằng nước lá vối giúp sát khuẩn cho vùng da, đặc biệt nơi có vết thương hở. Theo đông y, phần nước lá vối khi đun lên có chứa các chất kháng sinh quan trọng. Nó giúp đẩy lùi vi khuẩn gây hại ngoài da và các vết thương hở như vi khuẩn phế cầu, bạch cầu.

Cách rửa mặt bằng lá vối

Có hai cách dùng lá vối rửa mặt: Dùng lá vối tươi hoặc lá vối khô. Để có thể làm đẹp với lá vối tươi, trước tiên bạn nên đem chúng đi rửa thật sạch rồi cho chúng vào ngâm muối trong khoảng thời gian vừa đủ sau đó tiến hành vò nát, cho vào chậu nước sạch khuấy đều rồi rửa mặt. Sau khi rửa xong, để cho lỗ chân lông se lại, bạn nên sử dụng nước ấm để rửa lại và tráng qua bằng nước mát. 

Đối với những bạn nào có nhiều mụn ở mặt thì cách này áp dụng cực kì hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet

Đối với việc dùng lá vối khô, bạn có thể sao khô hoặc phơi khô rồi nấu lên rửa mặt như lá tươi. Lá vối khi phơi khô sẽ có mùi thơm và màu đậm hơn so với lá tươi. Tác dụng của việc rửa mặt bằng lá vối không chỉ tốt cho da mặt mà còn có tác dụng rất hiệu quả đối với tất cả da ở những vị trí khác trên cơ thể, bạn có thể sử dụng lượng tía tô và nấu nhiều nước hơn để tắm, điều này sẽ giúp cho bạn có một làn da trắng hơn và trị thâm nám cùng những vết mụn "đáng ghét" trên cơ thể.

Cho vào nồi nước bạn đã đun sôi toàn bộ lượng lá vối đã làm sạch. Đun sôi nồi nước này trong khoảng 10 phút ở lửa nhỏ rồi tắt bếp. Đợi nước bớt nóng là đã có thể xông mặt. Ngoài ra, trùm một khăn bông to trên đầu để hạn chế hơi nóng thoát nhanh ra ngoài. Hoặc bạn có thể mua máy xông mặt giúp da thẩm thấu tinh chất nhanh hơn cũng là một lựa chọn nhanh và hiệu quả rõ rệt. Xông hơi trong 15 phút để lượng tinh chất hấp thụ nhanh vào làn da rồi rửa lại liền với nước lạnh như vậy lỗ chân lông sẽ được se khít lại.

Chú ý là không nên chà sát quá mạnh để tránh làm tổn thương làn da mỏng manh của em bé - Ảnh minh họa: Internet

Đặc biệt, em bé sơ sinh bị chàm, mụn nước, viêm da hay hăm tã... các mẹ có thể nấu lá vối tắm cho bé để hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh này. Cách thực hiện như sau: Lá vối rửa thật sạch, ngâm với nước muối hoặc thuốc tím để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn. Cho lá vào nồi nấu với nước. Pha loãng nước lá vối với nước sạch, chờ cho nước nguội bớt, chỉ còn hơi ấm thì tắm cho bé. Sử dụng khăn mềm nhúng nước lá vối rồi lau nhẹ ở các vùng hay bị hăm như mông, bẹn, háng… Chú ý là không nên chà sát quá mạnh để tránh làm tổn thương làn da mỏng manh của em bé.

Những lưu ý khi dùng nước lá vối rửa mặt

Mặc dù được đánh giá là mang lại hiệu quả thân thiện cho làn da song lá vối chỉ đem lại tác dụng tích cực đối với một số người bởi nó còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Đã có rất nhiều trường hợp xuất hiện tình trạng nổi mẩn, ngứa dị ứng khi sử dụng lá vối để làm đẹp. Chính vì thế, khi sử dụng nước lá vối rửa mặt, các chị em nên rửa thật sạch trước khi sử dụng, không dùng nước lá vối đã để qua đêm, hiệu quả sẽ tốt hơn nếu bạn thực hiện vào buổi tối,…

Chính vì thế, khi sử dụng nước lá vối rửa mặt, các chị em nên rửa thật sạch trước khi sử dụng, không dùng nước lá vối đã để qua đêm, hiệu quả sẽ tốt hơn nếu bạn thực hiện vào buổi tối,… - Ảnh minh họa: Internet

Pha loãng nước lá vối, không nấu quá đậm đặc vì lượng tinh dầu của lá có thể bị đọng lại gây viêm da, dị ứng. Tuyệt đối không tắm nước lá khi da bị sưng tấy, viêm da quá nặng, mưng mủ, trầy xước. Vì lúc này làn da đã mất đi lớp màng bảo vệ, việc tắm nước lá có thể làm tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập khiến tình trạng nhiễm trùng nặng hơn.

Một lưu ý nữa là lá tía tô rất bắt nắng, nên sau khi rửa mặt bằng lá vối bạn nên che chắn cẩn thận trước khi ra ngoài nắng, không để làn da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, bụi bẩn để ngăn ngừa nám, mụn hay tàn nhang tái phát.

Pha loãng nước lá vối, không nấu quá đậm đặc vì lượng tinh dầu của lá có thể bị đọng lại gây viêm da, dị ứng. - Ảnh minh họa: Internet

Trên đây là một số tác dụng việc rửa mặt bằng lá vối và một số công thức làm đẹp từ loại lá lành tính này, hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp các nàng có thêm kiến thức làm đẹp hữu hiệu. Hãy áp dụng đúng cách và đúng thời điểm để refresh cho làn da của mình. Chúc các nàng áp dụng thành công và luôn luôn xinh đẹp nhé!