Tìm hiểu chung về nước ép cỏ lúa mì

1. Cỏ lúa mì là cây gì?

Cỏ lúa mì (tên khoa học là Wheatgrass) còn có tên gọi khác là Tiểu mạch thảo hay Cỏ mạch. Cỏ lúa mì là thân và rễ cây lúa mì non từ 8-12 ngày tuổi. Đây là loại cây lương thực quan trọng của loài người từ xa xưa.

Trong đời sống hiện đại, hạt lúa mì thường được sử dụng để làm bột mì và dùng nhiều trong công nghệ chế biến thực phẩm. Chúng cũng được lên men để sản xuất bia, rượu và các loại nhiên liệu sinh học.

Điều đặc biệt khiến nhiều người quan tâm đến cỏ lúa mì non (Wheatgrass) cũng như nước ép cỏ lúa mì là vì đây là sản phẩm có nguồn gốc từ hạt lúa mì đơn thuần, là thực phẩm thiên nhiên tốt nhất cho sức khỏe người dùng.

Nước ép cỏ lúa mì được nhiều người ưa chuộng vì tốt cho sức khỏe - Ảnh minh họa: Internet

2. Nước ép cỏ lúa mì non

Nước ép cỏ lúa mì là thức uống yêu thích của nhiều người. Vì những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại với sức khỏe.

Đầu tiên phải kể đến là trong cỏ lúa mì chứa rất nhiều chất dinh dưỡng giúp bạn cân bằng lượng cholesterol và đường huyết. Loại cỏ đặc biệt này cũng được xem là một loại nguyên liệu linh hoạt rất dễ thêm vào hay kết hợp cùng các loại nước ép bổ sung các dưỡng chất khác để bạn khỏe hơn mỗi ngày.

Cỏ lúa mì non mang trong mình những giá trị dinh dưỡng ưu việt. Chính vì vậy nó có tác dụng chữa bệnh cũng như đầy lùi nhiều vấn đề sức khỏe. Cỏ lúa mì được coi là những chiến binh bảo vệ cơ thể và chống lại mọi bệnh tật. Ngày nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học và y học về ứng dụng, tác dụng của cỏ lúa mì non đối với cơ thể người.

Cho nên, thói quen dùng nước ép cỏ lúa mì non mỗi ngày chính là phương pháp chữa bệnh bằng liệu pháp thiên nhiên hiệu quả và dễ thực hiện nhất.

Nước ép cỏ lúa mì chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp bạn cân bằng lượng cholesterol và đường huyết - Ảnh minh họa: Internet

3. Những giá trị về dinh dưỡng trong cỏ lúa mì non

Cỏ lúa mì non và nước ép cỏ lúa mì mang đầy đủ những giá trị dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Dưới đây là những thành phần dinh dưỡng có giá trị thực tế và tiềm năng to lớn trong việc chữa bệnh cũng như nâng cao sức khỏe con người:

Trong mỗi cây cỏ lúa mì non có chứa tới hơn 20 loại Amino acid thiết yếu và không thiết yếu như: Tryptophan, Acid Glutamic, Alanine, Methionine, Arginine, Lysine, Acid Aspartic, Cystine, Glycine, Hisidine, Isoleucine, Leucine, Phenylalanine, Proline, Serine, Threonline, Valine….

Bên cạnh đó, cỏ lúa mì non có chứa đến 92 trong tổng số 102 khoáng chất đã được tìm thấy trong đất. Điều tuyệt vời hơn là trong nước ép cỏ lúa mì non có chứa nhiều Calci, Kali, Kẽm, Magie, Phospho, và Selen…

Thậm chí, lượng vi chất mà cỏ lúa mì sở hữu còn vượt trội hơn hẳn so với những thực phẩm giàu dinh dưỡng khác mà chúng ta đã biết như giá đỗ, bông cải xanh…

Lượng Enzyme trong cỏ lúa mì cũng rất ấn tượng với hơn 80 loại đã được xác định. Đặc biệt là chúng có chứa P4D1 và acid abscisic (ABA). Đây chính là 2 loại Enzyme có khả năng tăng cường miễn dịch cho cơ thể, đồng thời chống lại các tế bào ung thư.

Nước ép cỏ lúa mì giúp loại trừ tế bào ung thư - Ảnh minh họa: Internet

Bên cạnh đó, hàm lượng Vitamin trong loại cỏ có nguồn gốc xa xưa này cũng vượt trội hơn hẳn so với các loại thực phẩm khác. Trong mỗi 100g cỏ lúa mì non cung cấp đến 214,5mg Vitamin với các loại Vitamin các nhóm B, A, C, E & K.

Cỏ lúa mì còn chứa 2 loại Acid béo thiết yếu là Acid Linolenic và Linoleic.

Theo tính toán và nghiên cứu của các nhà khoa học, giá trị dinh dưỡng 15kg nước ép cỏ lúa mì non tương đương với khoảng 350kg nước ép của các loại rau củ khác. Con số này thật sự ấn tượng. Kết luận rút ra là cỏ lúa mì non được sử dụng dưới dạng nước ép mang lại giá trị dinh dưỡng cao nhất.

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên mọi người nên uống ngay nước ép cỏ lúa mì trong 20 phút đầu tiên sau khi chuẩn bị xong. Bởi vì sau khoảng thời gian này lượng chất dinh dưỡng quý giá trong loại nước này sẽ bị giảm xuống nhiều.

Còn đối với cỏ lúa mì non dạng bột thì được khuyến cáo là nên ít dùng vì cơ thể chúng ta sẽ không được hấp thu các chất tối ưu nhất.

Tác dụng của nước ép cỏ lúa mì

Ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể thì nước ép cỏ lúa mì được y học sử dụng để điều trị:

Tăng sản xuất hemoglobin để gia tăng chất trong hồng cầu mang oxy.

Cỏ lúa mì cũng giúp cải thiện chứng rối loạn đường trong máu, như trong bệnh tiểu đường.

Nước ép cỏ lúa mì cũng phòng ngừa sâu răng cực tốt.

Bên cạnh đó, loại nước giàu dinh dưỡng này còn hỗ trợ làm lành vết thương và phòng ngừa nhiễm khuẩn hiệu quả.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng các thành phần trong nước ép cỏ lúa mì có thể giúp giảm viêm rất hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet

Việc thường xuyên uống nước ép cỏ lúa mì có tác dụng gì nữa không? Câu trả lời là chúng còn được sử dụng điều trị:

Loại bỏ cặn thuốc hay chất kim loại nặng và các tác nhân gây ung thư ra khỏi cơ thể.

Tăng cường quá trình loại bỏ chất độc khỏi gan và máu.

Ngăn ngừa tóc bạc và giảm rụng tóc.

Cải thiện chức năng tiêu hoá và giảm huyết áp cao, giảm cholesterol bằng cách ngăn sự hấp thu của nó vào máu.

Điều trị những rối loạn khác nhau của đường tiểu, bao gồm nhiễm trùng bàng quang, niệu đạo hay tuyến tiền liệt. Song song nó, cỏ lúa mì cũng giúp giảm chứng phì đại tuyến tiền liệt lành tính, điều trị sỏi thận.

Các tác dụng khác cũng rất ấn tượng của nước ép cỏ lúa mì bao gồm làm giảm các triệu chứng về đường hô hấp như cảm lạnh thông thường, ho, viêm phế quản, sốt và đau họng.

Cỏ lúa mì còn tác động vào việc hạ các chứng nhiễm trùng, trị bệnh Gout, chữa rối loạn gan và viêm loét đại tràng, đau khớp cũng như các vấn đề về da mãn tính khác.

Cỏ lúa mì còn được sử dụng rộng rãi trong điều trị ung thư và viêm khớp cùng với các chương trình điều trị thay thế. Nước ép cỏ lúa mì thật sự là thức uống bổ dưỡng. Tuy nhiên chúng chỉ có lợi nhất cho sức khoẻ khi uống tươi và uống ngay khi bụng đói, dùng tốt nhất ngay sau khi chiết ra.

Cỏ lúa mì hỗ trợ giảm cân: Trong cỏ lúa mì có chứa một chất làm tăng cảm giác no với tên gọi là thylakoid. Vì vậy ngoài những tác dụng chữa bệnh thì loại cỏ này còn giúp hỗ trợ giảm cân.

Một nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy việc bổ sung chất thylakoids bên cạnh các bữa ăn nhiều carb sẽ giúp nhiều người tăng cảm giác no hơn so với lúc dùng giả dược để giảm cân.

Cách làm nước ép cỏ lúa mì

Bạn có thể làm nên những ly nước ép cỏ lúa mì bằng cách kết hợp cùng với nhiều loại trái cây khác để có loại thức uống thơm ngon và đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.

1. Nước ép cỏ lúa mì và cam

Vị chua chua ngọt ngọt từ cam thêm vào sẽ giúp ly nước ép cỏ lúa mì của bạn dễ uống và giàu dưỡng chất hơn rất nhiều.

Có thêm vị chua chua từ cam sẽ giúp ly nước ép cỏ lúa mì dễ uống hơnẢnh minh họa: Internet

Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm:

Cỏ lúa mì tươi 30g

1 hoặc 2 quả cam lớn

1 quả táo vừa hoặc nhỏ

Cách thực hiện như sau:

– Trước tiên cần làm sạch cỏ lúa mì và các nguyên liệu khác thật cẩn thận.

– Tiếp theo là cắt nguyên liệu thành từng miếng nhỏ sao cho dễ ép hoặc xay nhất.

–  Cho tất cả các nguyên liệu vào máy ép trái cây hoặc vào máy xay sinh tố với một ít nước.

– Nếu bạn dùng máy xay sinh tố để xay hỗn hộp thì ở bước này bạn cho hết phần nước mình vừa xay qua rây để lọc bớt bã.

– Bước cuối cùng là đổ nước ép ra ly để được thưởng thức ngay một ly nước ép cỏ lúa mì và cam ngon tuyệt.

2. Nước ép cỏ lúa mì và thơm

Món nước ép cỏ lúa mì và thơm không chỉ cung cấp dinh dưỡng từ cỏ mà còn giúp bạn hấp thu được những tinh túy từ quả thơm. Hai loại thức uống dinh dưỡng này giúp cho cơ thể bạn được tăng cường miễn dịch, trị cảm lạnh, bảo vệ sức khỏe răng miệng…

Nước ép cỏ lúa mì và thơm tăng cường miễn dịch, trị cảm lạnh, bảo vệ sức khỏe răng miệng - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên liệu cần chuẩn bị như sau:

30g cỏ lúa mì tươi

3 - 4 lát thơm đã sơ chế.

1-2 miếng gừng

Cách thực hiện

Rửa sạch và cắt nhỏ tất cả các nguyên liệu đã có, sau đó mang đi ép hoặc xay nhuyễn.

Bạn cũng có thể dùng máy xay sinh tố để xay nguyên liệu với một ít nước.

Nếu dùng máy xay sinh tố thì bạn cũng cần lọc hỗn hợp xay được qua rây để loại bớt bã như cách làm với nước ép cỏ lúa mì và cam.

Cho chỗ nước ép ra ly và có thể thưởng thức ngay.

3. Nước ép cỏ lúa mì và việt quất

Nếu không có cỏ lúa mì tươi, bạn cũng có thể tìm mua bột cỏ lúa mì để kết hợp cùng việt quất, rau chân vịt và hạnh nhân để chế biến thành món nước ép thơm ngon như công thức sau:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

225g rau chân vịt

240ml sữa hạnh nhân

50g việt quất

5g bột cỏ lúa mì

Nửa quả chuối

Cách thực hiện:

Mang phần rau chân vịt và việt quất đi rửa sạch.

Cho tất cả các nguyên liệu trên vào máy xay sinh tố và xay cho thật mịn. Sau đó bạn lọc qua dung dịch để loại bỏ bớt phần bã.

Tiếp theo là đổ hỗn hợp nước ép ra ly là có thể thưởng thức ngay một loại nước ép vừa ngon vừa bổ dưỡng.

Món nước ép thơm ngon từ cỏ lúa mì và việt quất rất dễ làm - Ảnh minh họa: Internet

Lưu ý khi sử dụng cỏ lúa mì

Là một loại nước uống tốt cho sức khỏe nhưng nước ép cỏ lúa mì cũng cần được sử dụng đúng mức và có những lưu ý nhất định để không ảnh hưởng nhiều đến người dùng.

Cỏ lúa mì được xem là hoàn toàn an toàn cho những người mắc bệnh Celiac hay còn gọi là bệnh không dung nạp gluten. Tuy nhiên, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ thật cẩn thận trước khi sử dụng vì có một số ít trường hợp người uống cỏ lúa mì bị nhạy cảm với gluten.

Bên cạnh đó, người dùng cũng nên lựa những sản phẩm cỏ lúa mì đã có chứng nhận không chứa gluten để đảm bảo an toàn. Cỏ lúa mì cũng là loại thực phẩm rất dễ bị hư nên bạn cần kiểm tra chất lượng sản phẩm thật kỹ trước khi ăn, uống.

Một số trường hợp còn gặp các triệu chứng như buồn nôn, đau đầu hoặc tiêu chảy sau khi uống nước ép cỏ lúa mì. Thậm chí, họ chỉ dùng thực phẩm chức năng có chứa cỏ lúa mì cũng bị dị ứng hay gặp một số biến chứng nhất định.

Nếu cũng gặp các triệu chứng trên, thì bạn nên giảm lượng cỏ lúa mì mà mình nạp vào cơ thể. Nếu các triệu chứng khó chịu không hết khiến tình hình sức khỏe nghiêm trọng hơn, bạn hãy hoàn toàn loại bỏ cỏ lúa mì khỏi chế độ ăn uống và nhanh chóng đến gặp bác sĩ.

Phụ nữ trong thời kỳ mang thai cần cân nhắc trước khi dùng nước ép cỏ lúa mì vì loại thực phẩm này có thể ảnh hưởng phần nào đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Nhất là khi dùng không đúng cách, mẹ bầu sẽ dễ bị dị ứng, gây mất cân bằng dinh dưỡng, thậm chí nghiêm trọng hơn là sảy thai.