Khám phá công dụng của hoa sen vừa tốt cho sức khỏe vừa đẹp da
Không chỉ là loài hoa mang biểu tượng dân tộc Việt mà công dụng của hoa sen còn là chăm sóc và chữa bệnh. Hoa sen không chỉ là loại hoa đơn thuần mà nó còn có rất nhiều tác dụng như chữa bệnh, có tác dụng làm đẹp. Vị thuốc trong hoa sen đã được liệt kê vào tủ mẹo vặt gia đình của mọi người, mọi nhà.
Hoa sen có tên khoa học Nelumbo Nucifera. Những tên gọi khác của hoa sen đó là: Hoa súng Trung Quốc, Hoa sen Ấn Độ, Kamala, Padma, Hoa sen.
Hoa sen được biết đến là quốc hoa của Ấn Độ, Việt Nam. Loài hoa thiêng này mang dấu ấn về mặt văn hóa và tín ngưỡng ở nhiều nền văn minh như Hindu và Phật giáo. Bắt đầu từ nhiều thế kỷ trước, cây sen đã được sử dụng làm dược liệu. Là một loại cây mọc dưới nước, cây sen có thân hình trụ mọc lên lá có hình tròn, màu xanh. Hoa sen to, có màu đỏ hồng và màu trắng, những lá noãn gắn với cánh hoa và nhị hoa màu vàng. Mùa thu hái vào các tháng 7-9.
1. Những tác dụng của hoa sen
Tất cả mọi bộ phận của sen: từ lá, rễ, củ đến hoa đều có công dụng chữa bệnh và làm thuốc. Có thể kể đến những tác dụng phổ biến của hoa sen và các sản phẩm từ sen:
+ Giảm bớt mất ngủ
Uống nước hoa sen có tác dụng gì? Giảm chứng mất ngủ là một trong những công dụng phổ biến nhất của hoa sen được dùng trong y học cổ truyền Trung Hoa.
Dùng bài thuốc dân gian trà tâm sen là cách hiệu quả giúp an thần trấn kinh, giúp ngủ ngon giấc và sâu giấc hơn. Hoặc bạn cũng có thể nấu chè hạt sen.
+ Giảm căng thẳng
Dùng trà hoa sen là cách hiệu quả nhất để giảm lo lắng, căng thẳng. Bạn chỉ cần uống vài tách trà hoa sen mỗi ngày.
+ Chống ợ chua
Trà lá sen và trà hoa sen giúp giảm bớt lượng axit trong dạ dày và làm các vết loét da mau lành hơn.
+ Làm đẹp da
Hoa sen có công dụng nuôi dưỡng, tái tạo tế bào da hiệu quả. Có thể nghiền hoa sen thành bột nhão, đắp lên da hoặc dùng tinh dầu hoa sen. Đặc biệt, tinh dầu hoa sen có hiệu quả giúp sản sinh nhiều melanin và giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác hại tia nắng mặt trời.
+ Ngừa ung thư
Hàm lượng vitamin C chứa trong hoa sen rất cao. Đây là một chất chống oxy hóa đặc biệt giúp ngăn ngừa ung thư và một số bệnh nguy hiểm như: tim mạch, đột quỵ.
Một nghiên cứu tiến hành năm 2014 cho thấy trong mầm của hạt sen có chứa neferine, đây là một hợp chất hữu cơ có thể tiêu diệt và làm cản trở quá trình di căn của các tế bào ung thư.
+ Chữa thiếu máu
Hoa sen được dùng để làm thuốc, làm thực phẩm chữa thiếu máu hữu hiệu. Trong cánh hoa sen có chứa nhiều thành phần giúp tái tạo tế bào máu hiệu quả.
+ Xương chắc khỏe
Trong hoa sen có chứa Phốt pho. Đây là yếu tố quan trọng giúp xương chắc khỏe, chống loãng xương hiệu quả.
+ Tăng cường miễn dịch
Với hàm lượng lớn Acid linoleic - chất quan trọng ngăn ngừa bệnh tim, tiểu đường, ung thư, viêm khớp, tăng cường hệ thống miễn dịch, thường xuyên dùng hoa sen sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
+ Chống oxy hóa
Lá sen và hoa sen có chứa lượng lớn những chất chống oxy hóa mạnh như: nuciferine, lotusine, demethyl coclaurine neferin. Mang đến hiệu quả ngăn ngừa bệnh tim mạch, đột quỵ và ung thư, duy trì sự trẻ trung của cơ thể.
+ Trị mụn
Nguyên nhân gây ra mụn là do hình thành bã nhờn gây tắc các lỗ chân lông. Hoa sen có thể giúp bạn khắc phục các vấn đề với mụn. Để giảm bớt lượng bã nhờn xuất hiện và gây mụn trên da, bạn có thể thêm hoa sen vào trà xanh.
2. Cách sử dụng hoa sen
+ Ngâm bồn (Spa trị liệu)
Hoa sen có nhiều cánh. Cả sen trắng và sen hồng đều có thể được dùng để ngâm bồn. Mang đến hiệu quả cao trong thư giãn tinh thần, loại sạch tế bào da chết trong cơ thể, tái tạo làn da, chăm sóc làn da tươi trẻ. Đặc biệt, sử dụng tinh dầu chiết xuất từ cánh hoa sen trắng để dưỡng da và massage giúp lưu thông khí huyết rất hiệu quả.
+ Cháo nấu từ gạo tẻ và cánh hoa sen
Cách dùng cánh hoa sen phát huy cao hiệu quả có thể kể đến dùng món cháo được nấu từ gạo tẻ và cánh hoa sen để giúp dưỡng trắng da, giúp da hồng nhuận, tóc đen mượt, chữa thiếu máu và làm chậm quá trình lão hóa. Dùng trong vòng 10-15 ngày.
+ Nấu nước tắm
Cánh hoa sen mới nở xắt nhỏ, phơi khô giúp tóc đen mượt, làm chậm quá trình lão suy, chữa thiếu máu. Ngoài ra, cánh hoa sen phơi khô có thể được dùng để nấu nước tắm giúp da mịn màng, trắng sáng và hồng nhuận. Để đạt hiệu quả tốt nhất bạn nên dùng liên tiếp từ 10-15 ngày.
+ Làm trà hoa sen
Không cần mất nhiều thời gian, công sức để sở hữu một lý trà sen thơm đượm, tao nhã.
Chi tiết cách làm trà hoa sen như sau:
Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm:
+ 2 bông sen (chọn loại sen tươi, màu hồng phấn, đang hé nở, loại có hương thơm nhiều nhất).
+ 1 chiếc lá sen to xé làm đôi
+ 1 nhúm trà mạn loại ngon
+ Dây buộc
Cách làm:
+ Nên ướp trà vào khoảng chiều tối hôm trước để có một mẻ trà sen tươi vào buổi sáng.
+ Nhẹ nhàng tách từng cách sen ra để riêng. Cho trà vào trong bông sen cho đến khi đầy bình trà.
+ Vuốt các cánh sen lại, lấy lá sen bọc bông sen lại và buộc kín. Nhét đầy hai bông sen là đủ để pha một ấm trà.
+ Cắm bông sen vào bình nước để hấp thụ được hương sen và tỏa hương thơm. Vậy là trà sen đã được hoàn thành. Bạn có thể thưởng thức mẻ trà sen tươi, đượm hương do chính tay mình ướp trong buổi sáng hôm sau.
Lưu ý:
+ Dùng nước sôi vừa, tránh nước quá sôi (lý tưởng là 85-90 độ C), tránh ủ trà, ngâm trà vì sẽ khiến trà bị đỏ, nồng.
+ Để ướp trà sen với số lượng lớn và bảo quản lâu hơn. Sau 12 giờ ướp sen, bạn cắt lấy bông sen và dùng màng bọc thực phẩm bọc kín lại. Cho bông sen đã ngâm trà bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Với cách này, trà có thể bảo quản được tới 1 năm.
+ Tuy rằng trong hoa sen không chứa độc chất gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhưng cần tránh sử dụng nếu quá mẫn cảm cảm với những thành phần trong hoa sen.
+ Hoa sen có thể tương tác với những loại thuốc được dùng để trị bệnh gan, tiểu đường, nhiễm trùng hoặc các loại thuốc tim mạch, rối loạn cương dương, các loại thuốc hạ lipid máu.
Hoa sen là một biểu tượng đẹp trong cuộc sống. Không những mang lại nét đẹp trang trí, mà công dụng của hoa sen trong chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp còn rất đa dạng. Đặc biệt, sen là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Mặc dù vậy, để tận dụng hiệu quả chữa bệnh tốt và an toàn nhất của sen, tốt nhất bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!
Nghiên cứu cho thấy rằng có một danh sách dài các lợi ích của việc ăn cà chua - từ...
Rau ngót được mệnh danh là “thần dược xanh” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm...
Rau ngót, một loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, được biết đến với nhiều lợi ích...