Kết luận của Thường trực Chính phủ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT
Thường trực Chính phủ vừa có kết luận về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.
Theo đó, trên cơ sở báo cáo của lãnh đạo cơ quan chủ trì soạn thảo, ý kiến của các bộ, ngành tại cuộc họp ngày 16-9, Thường trực Chính phủ đánh giá cao Bộ Y tế trong thời gian ngắn đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan tích cực chuẩn bị, trình hồ sơ Dự thảo Luật theo đúng quy định.
Thường trực Chính phủ thống nhất về sự cần thiết ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng, hoàn thiện quy định hiện hành, góp phần đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước và triển khai thực hiện BHYT.
Dự án Luật tập trung sửa đổi, bổ sung các nội dung để đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh và Luật Bảo hiểm xã hội; cơ bản bám sát 4 chính sách lớn đã được Chính phủ thông qua, đáp ứng yêu cầu đồng bộ với các luật có liên quan.
Dự án Luật cũng bảo đảm yêu cầu phân cấp, phân quyền, cắt giảm thủ tục hành chính, thủ tục khám chữa bệnh BHYT, tạo thuận lợi cho người dân.
Thường trực Chính phủ đề nghị Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục hoàn thiện dự án Luật; tiếp thu ý kiến của Bộ Tư pháp về xác định lộ trình để thực hiện thẻ BHYT điện tử.
Về xử lý vi phạm đối với hành vi chậm đóng BHYT, Bộ Y tế cần rà soát, sửa đổi, bổ sung để đồng bộ với Luật xử lý vi phạm hành chính và Luật Bảo hiểm xã hội.
Thường trực Chính phủ cũng đề nghị bỏ điều khoản liên quan đến giao Chính phủ quy định trường hợp chưa thống nhất trong thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT.
Đồng thời, Bộ Y tế phối hợp các cơ quan tiếp tục nghiên cứu những vấn đề cốt lõi dẫn đến vướng mắc đối với đối tượng thụ hưởng BHYT, chế độ chính sách với người quản lý BHYT; mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi được hưởng BHYT; nội dung, trách nhiệm giám định BHYT và một số vấn đề khác.
Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT được Chính phủ thông qua gồm 4 chính sách lớn, bao gồm:
- Điều chỉnh đối tượng tham gia BHYT đồng bộ với các quy định của pháp luật có liên quan;
- Điều chỉnh phạm vi quyền lợi BHYT phù hợp với mức đóng, cân đối quỹ BHYT và yêu cầu chăm sóc sức khỏe trong từng giai đoạn;
- Điều chỉnh các quy định BHYT có liên quan theo cấp chuyên môn kỹ thuật khám chữa bệnh và phát huy vai trò của y tế cơ sở trong chăm sóc sức khỏe ban đầu và khám chữa bệnh BHYT;
- Phân bổ sử dụng quỹ bảo hiểm y tế hiệu quả.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, Dự án Luật quy định một số giải pháp thể hiện rõ tinh thần cải cách hành chính, thủ tục khám chữa bệnh, giảm hồ sơ giấy tờ, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; phân cấp, phân quyền tối đa, tạo thuận lợi cho người dân, cơ quan, tổ chức; bảo đảm bình đẳng giới, phù hợp với các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...