Điều gì sẽ xảy ra với sức khỏe khi bạn ăn quả ô liu?
Vì vậy, cho dù bạn thích sử dụng ô liu dưới dạng dầu hay ở dạng nguyên trái thì đều có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Nhiều nghiên cứu cho thấy sử dụng dầu ô liu cũng có tác dụng giảm nguy cơ ung thư vú. Các nhà nghiên cứu thậm chí còn tuyên bố rằng oleuropein có “tiềm năng trở thành một loại thuốc điều trị để phòng ngừa và điều trị ung thư vú” nhờ những kết quả khả quan cho thấy tác dụng hỗ trợ trong điều trị ung thư vú của các hoạt chất tách chiết từ ô liu. Tuy nhiên vẫn cần thêm nghiên cứu để khẳng định kết luận này.
2. Giảm stress oxy hóa
Nhiều hoạt chất trong ô liu có tác dụng chống oxy hóa, trong đó Hydroxytyrosol và Oleuropein là những chất chống oxy hóa dồi dào và được nghiên cứu nhiều nhất.
Cơ chế chống oxy hóa của chúng là nhờ hoạt tính tạo chelate với kim loại và loại bỏ các gốc tự do.
3. Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Ô liu nổi tiếng với đặc tính bảo vệ tim mạch và thậm chí còn được cho là nguyên nhân chủ yếu giúp giảm bệnh tim và căng thẳng oxy hóa ở những người theo chế độ ăn Địa Trung Hải, vốn coi dầu ô liu là nguồn chất béo chính.
Các hợp chất polyphenol trong ô liu có tác dụng bảo vệ tim mạch đáng kể và hỗ trợ sức khỏe tim mạch theo nhiều cách, bao gồm:
- Giảm LDL oxy hóa
- Giảm rối loạn chức năng nội mạc mạch máu
- Ngăn ngừa stress oxy hóa
- Giảm cục máu đông
- Giảm viêm
Nghiên cứu lâm sàng còn cho thấy chất tách chiết từ lá ô liu có tác dụng làm hạ huyết áp trên bệnh nhân có tăng huyết áp.
4. Giảm thời gian nhiễm trùng đường hô hấp trên
Chiết xuất lá ô liu chứa oleuropein và hydroxytyrosol, có đặc tính kháng virus, kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa.
Nghiên cứu trên các vận động viên cho thấy các hợp chất này không làm giảm tần suất mắc bệnh đường hô hấp trên nhưng giúp rút ngắn thời gian mắc bệnh khi sử dụng, giúp vận động viên sớm trở lại thi đấu.
5. Giảm nguy cơ bệnh tiểu đường
Tiêu thụ dầu ô liu có liên quan đến việc giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 2 và cải thiện quá trình chuyển hóa glucose.
Cơ chế là do oleuropein giúp làm giảm sự kết tụ amyloid và ngăn ngừa viêm nhiễm, tổn thương oxy hóa do cytokine của tế bào β tuyến tụy và tăng cường năng lực của tế bào β; các chất tách chiết từ lá ô liu giúp giảm lượng đường và cholesterol; sửa đổi biểu hiện gen liên quan đến sự hình thành lipogenesis, sự sinh nhiệt và kháng insulin; giảm tiêu hóa và hấp thucarbohydrate ở ruột; giảm HbA1c và insulin huyết tương lúc đói; tăng độ nhạy insulin và biểu hiện gen liên quan….
Với những lợi ích trên, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu khuyến nghị nên tiêu thụ khoảng 20ml hoặc hai muỗng canh dầu ô liu nguyên chất mỗi ngày để có được một sức khỏe tốt.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn rất tốt cho sức khỏe.
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn lọc cẩn thận và ăn với chế độ phù hợp. Nếu không sẽ gây hại đến sức khỏe, đặc biệt là dạ dày.
6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!
Nghiên cứu cho thấy rằng có một danh sách dài các lợi ích của việc ăn cà chua - từ việc cải thiện tâm trạng cho đến giúp ích cho trái tim của bạn.
Rau ngót được mệnh danh là “thần dược xanh” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm...
Rau ngót, một loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, một số người nên hạn chế hoặc tuyệt đối không nên ăn rau ngót, nếu không muốn "rước họa vào thân”