Trong Đông y, gừng được chia thành 2 loại chính là gừng tươi (Sinh Khương) và gừng khô (Can Khương) với 2 dược tính khác nhau.

Giấm và gừng làm cho hương vị món ăn thêm thơm ngon. Món gừng ngâm giấm là một trong những thực phẩm hỗ trợ, tốt cho sức khỏe nhưng ít người biết đến.

Ảnh minh họa: Internet

Lợi ích tuyệt vời khi ăn gừng ngâm giấm

Hỗ trợ giảm viêm khớp

Gingerol trong gừng có thể kích thích các mạch máu và tăng tốc độ lưu thông, tuần hoàn máu. Thường xuyên ăn gừng ngâm giấm có thể làm giảm các triệu chứng như sưng khớp và đau do viêm khớp gây ra. Ngoài ra, bạn có thể dùng dung dịch gừng ngâm giấm để xoa bóp.

Làm ấm dạ dày, ấm bụng

Gừng là loại thực phẩm có tính ấm, giúp bổ tỳ ích khí, làm ấm dạ dày, giảm đầy hơi, nấc cụt và các triệu chứng khó chịu khác do tỳ vị hư hàn gây ra.

Giải đờm, giảm ho

Đối với những người bị ho, ho có đờm, ăn một lượng phù hợp gừng ngâm giấm có thể làm dịu cổ họng, giảm đờm và ho.

Trì hoãn lão hóa

Chất gingerol trong gừng ngâm giấm khi vào trong cơ thể con người có thể giúp sản sinh ra chất chống oxi hóa, có tác dụng trì hoãn lão hóa rất tốt. Đồng thời, món này chứa một số axit amin và men vi sinh có lợi, rất tốt cho việc thúc đẩy.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Giấm và gừng đều có thể kích thích tiết axit dạ dày, đẩy nhanh nhu động ruột và lưu lượng máu, hỗ trợ tiêu hóa. Chất Gingerol trong gừng có thể kích thích dây thần kinh vị giác của lưỡi, tác dụng khai vị, bổ tỳ, tăng cảm giác thèm ăn.

Ảnh minh họa: Internet

Thời tiết đang giao mùa, bạn dự trữ một hũ gừng ngâm giấm trong nhà sẽ có rất nhiều lợi ích.

Lưu ý khi sử dụng gừng ngâm giấm

Tuy nhiên, gừng ngâm giấm có nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể, nhưng đây chỉ là sản phẩm hỗ trợ, không phải thuốc chữa bệnh. Bạn không nên lạm dụng, mỗi lần ăn chỉ nên ăn 2-3 lát nhỏ gừng ngâm giấm.

Những người nóng trong, hay lở miệng, táo bón, phụ nữ có thai, mắc bệnh gan... không nên sử dụng món này, tránh các tác dụng phụ không mong muốn đối với cơ thể.