Bí ngô

Những thực phẩm người tiểu đường không nên ăn có thể kể đến bí ngô. Bí ngô được xếp vào nhóm có chỉ số đường huyết (GI) ở mức cao ở 75 và tải lượng đường huyết (GL) ở mức thấp ở 3. Do đó nếu ăn một lượng lớn bí ngô có thể làm tăng đường huyết nên bệnh nhân tiểu đường cần kiểm soát khẩu phần ăn.

Tuy nhiên, nếu ăn đúng cách thì bí ngô cung cấp nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho người bệnh tiểu đường với một số nghiên cứu trên động vật như: thúc đẩy sản sinh insulin tự nhiên, hai hợp chất Trigonelline và Axit nicotinic trong bí ngô: có tác dụng hạ đường huyết và phòng mắc bệnh tiểu đường.

Bí ngô - Ảnh minh họa: Internet

Bắp (Ngô)

Bắp là một trong những loại rau củ quả có GI cao và thuộc nhóm rau tinh bột. Do có thể khiến lượng đường máu tăng lên nên chúng là một trong những loại rau người tiểu đường được khuyên hạn chế ăn.

Khi ăn bắp, bạn nên kiểm tra khẩu phần ăn của mình và nếu đang áp dụng chế độ đếm carb, hãy cắt giảm các món ăn cung cấp carb khác khi bạn đã ăn bắp nhé.

Khẩu phần ăn tiêu chuẩn là 1/2 cốc bắp cung cấp 72 calo và 15g carb.

Bắp (Ngô) - Ảnh minh họa: Internet

Khoai tây

Khoai tây mặc dù rất tốt cho sức khỏe nhưng loại thực vật này có vị béo và rất giàu tinh bột. Dù được chế biến ở bất kỳ hình thức nào thì bệnh nhân đái tháo đường cũng không nên lạm dụng thực phẩm này trong khẩu phần ăn hàng ngày để tránh nguy cơ tăng đường huyết đột ngột.

Khoai tây - Ảnh minh họa: Internet

Khoai lang

Khoai lang cũng tương tự như khoai tây, mặc dù là món ăn khoái khẩu của nhiều gia đình giúp tăng cường trí nhớ và hỗ trợ tiêu hóa rất tốt nhưng hàm lượng glucose trong khoai lang lại khá cao, không hề thích hợp cho người tiểu đường. Do đó khoai lang cũng được xếp vào danh sách những loại rau củ người tiểu đường không nên ăn.

Khoai lang - Ảnh minh họa: Internet

Chuối

Nhiều người bệnh tiểu đường thắc mắc “bị tiểu đường có ăn được chuối không” do chuối được xếp vào nhóm trái cây giàu carbs. Tuy nhiên, chuối có chỉ số GI trung bình, do đó không cần thiết phải loại bỏ hoàn toàn loại trái cây này ra khỏi bữa ăn của người tiểu đường mà chỉ cần kiểm soát tiêu thụ ở một lượng thích hợp. Ngoài ra, có sự khác nhau giữa chuối xanh và chuối chín. Trong khi chuối xanh chứa nhiều tinh bột thì chuối chín sẽ chứa nhiều đường hơn. Do đó, nếu được, bệnh nhân tiểu đường nên chọn ăn chuối gần chín thay vì chuối chín.

Chuối - Ảnh minh họa: Internet

Cam

Cam cũng là một trong các loại hoa quả gây nhiều tranh cãi. Nhiều người bệnh tiểu đường cho rằng cam chứa nhiều vitamin C, chất xơ giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ tốt cho sức khỏe tim mạch và tiêu hóa. Tuy nhiên, cam cũng là loại quả có chứa nhiều đường, cụ thể 100g cam chứa khoảng 12 – 15g đường. Do đó người bệnh tiểu đường cũng cần lưu ý chỉ nên ăn cam sao cho phù hợp với lượng tiêu thụ carb mỗi ngày.

Cam - Ảnh minh họa: Internet