Hương mùi già – Vẻ đẹp thanh tao và những giá trị bền vững trong Tết Việt
Mùi, vốn là một loài rau thơm trong những bữa ăn dân dã của người Việt. Từ những ngày đầu xuân, hạt mùi nhỏ xíu được gieo xuống đất, lớn lên dưới sự chăm sóc của người nông dân, trở thành thứ rau không thể thiếu trên mâm cơm đạm bạc.
Để rồi khi đông qua, những cành mùi già khẳng khiu, hoa li ti trắng lại mang theo vẻ đẹp của sự chuyển giao, vừa thanh tao vừa gần gũi, vừa giản đơn lại thấm đẫm những giá trị văn hóa truyền thống.
Cắm một bình mùi già trong nhà dịp Tết là cách người Việt gửi gắm niềm tin về sự khởi đầu tinh khôi, đầy hứa hẹn. Không chỉ làm đẹp không gian, bình mùi già còn gợi lên cảm giác an yên, nhắc nhở con người trân trọng những điều mộc mạc, dung dị.
Hương thơm gợi nhớ ký ức Tết xưa
Hương mùi già không nồng nàn mà thoảng nhẹ, nhưng lại khiến người ta nhớ mãi. Nó như một mùi hương của ký ức, đưa ta trở về những ngày Tết xưa, khi mẹ hay bà chuẩn bị nồi nước lá mùi để tắm gội trước giao thừa.
Nồi nước thơm không chỉ là sự gột rửa bên ngoài mà còn là cách người Việt thanh tẩy tâm hồn, buông bỏ những phiền muộn, để đón chào năm mới với tâm thế bình an, sáng trong.Hương mùi cũng là lời thì thầm của thời gian. Nó nhắc nhớ những ai đi xa quê về hình bóng căn bếp nhỏ, nơi bà nhặt từng cành mùi, nơi những đứa trẻ chạy quanh chiếc chậu nước thơm ngát.
Người phụ nữ sống khỏe kỳ diệu với thận lợn
Người phụ nữ Alabama đã vượt qua một cột mốc quan trọng khi trở thành người được ghép nội tạng...
Cúng Giao thừa nên làm vào lúc nào, cúng xong có cần hóa vàng không?
Giao thừa là khoảnh khắc thiêng liêng tiễn biệt năm cũ và đón chào những may mắn của năm mới....
Giá trị văn hóa tâm linh của tục cúng gà ngày Tết
Từ xưa đến nay, gà không chỉ là thực phẩm được chế biến trong bữa ăn hằng ngày của mỗi...
Công ty chất 'núi' tiền hơn 50 tỷ đồng thưởng tết cho nông dân
Một công ty nông nghiệp ở tỉnh Giang Tây của Trung Quốc mới đây đã chi hơn 14 triệu NDT...