Vì sao mẹ nên biết cách dùng sức khi sinh con tự nhiên?

Đối với tình huống bình thường và không có sự cố nguy hiểm ngoài ý muốn, phụ nữ sinh con tự nhiên (còn gọi là sinh thường) cho dù là lần đầu mang thai thì quá trình sinh nở thông thường sẽ không vượt quá 2 tiếng đồng hồ (thời gian này được tính từ lúc cổ tử cung mở hoàn toàn cho đến khi em bé chào đời).

Vì sao mẹ cần dùng sức thích hợp khi sinh con - Ảnh minh họa: Internet

Trong 2 tiếng này, mẹ cần có biện pháp dùng sức thích hợp để giúp bé thuận lợi được sinh ra, bởi vì nếu thời gian kéo dài hơn sẽ có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, lúc này các bác sĩ có thể chỉ định chuyển sang sinh mổ.

Mẹ nên dùng sức như thế nào trong suốt quá trình sinh con tự nhiên?

Giai đoạn 1. Sau khi cổ tử cung hoàn toàn mở cần phải dùng sức thích hợp

Khi cổ tử cung mở hoàn toàn phải dùng sức thích hợp để tăng áp lực bụng - Ảnh minh họa: Internet

Cổ tử cung mở hoàn toàn được xem là giai đoạn đầu tiên của quá trình sinh thường. Lúc này, mẹ sẽ cảm thấy phần âm đạo bị căng phồng tuyệt đối và đây là thời điểm mẹ phải chú ý dùng sức, giúp tăng áp lực vào bụng, hỗ trợ sức co thắt của tử cung để thúc đẩy em bé chào đời.

Khi dùng sức, đầu tiên mẹ có thể hít một hơi dài, sau đó “phong bế” bên trong cổ họng và đẩy khí áp bên trong tác động lên bụng (tương tự giống như lúc dùng sức để đại tiện). Hành động này có thể thúc đẩy áp suất trong bụng tăng lên, có lợi cho quá trình co thắt tử cung, thời gian sinh nở có thể được rút ngắn và ít tổn thương đến người mẹ hơn.

Giai đoạn 2. Trong khi tử cung đang co thắt kịch liệt không cần dùng sức

Mẹ cố gắng chịu đau để không mất quá nhiều sức khi sinh - Ảnh minh họa: Internet

Sau khi đã dùng sức thỏa đáng ở giai đoạn 1 thì tử cung bắt đầu thuận lợi co thắt một cách tự nhiên, lúc này mẹ không cần thiết tiếp tục dùng sức mà nên yên tĩnh nghỉ ngơi, dần dần hồi phục thể lực. Thông thường, nếu áp lực bụng và khả năng co thắt tử cung phối hợp nhịp nhàng thì em bé sẽ nhanh chóng chào đời.

Ngoài ra, dù suốt quá trình sinh nở có đau đớn thì mẹ cũng nên cố hết sức để nhịn, không nên la hét quá mức vì sẽ càng tiêu hao thể lực, khiến cơ thể mẹ nhanh chóng mệt mỏi, gây khó khăn cho việc bé “chui ra”. Trong tình huống nghiêm trọng còn có thể tăng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Giai đoạn 3. Khi đầu em bé bắt đầu chui ra cần dùng sức thích hợp

Mẹ há miệng hít khí vào và thả lỏng cơ thể để dùng sức đẩy em bé ra ngoài - Ảnh minh họa: Internet

Một khi đã thấy được phần đầu của bé, các bác sĩ sẽ dặn mẹ phải vận dụng áp lực bụng để đẩy cả người em bé ra khỏi cơ thể mẹ. Lúc này, mẹ nên há to miệng để hít khí vào, thả lỏng cơ của toàn thân và không bế khí, sau đó tiếp tục dùng sức để “rặn” giúp bé được đẩy ra một cách thuận lợi.

Nguồn: https://www.erbohui.com/huaiyun/fenmian/2921.html