Hướng dẫn mẹ cách 'đánh bay' mụn nhọt ở trẻ sơ sinh đơn giản mà hiệu quả
Mụn nhọt là một dấu hiệu bình thường của cơ thể và tình trạng này xảy ra là do nang lông bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn hay còn gọi là tụ cầu khuẩn. Thông thường, vi khuẩn này sẽ ký sinh trên da, trong mũi, miệng và thường không gây ra đau đớn. Ngoài ra, nếu vệ sinh da không tốt, sẽ gây ngứa ngáy, gãi nhiều gây trầy xước hoặc viêm da vi khuẩn đó sẽ xâm nhập vào cơ thể qua nơi tổn thương và gây bệnh, trong đó có mụn nhọt.
Bên cạnh đó, trong trường hợp cơ thể khỏe mạnh, hệ miễn dịch tốt thì có thể tạo vỏ bọc khoanh vùng tổn thương có vi khuẩn và tạo ra mụn nhọt nhỏ. Tuy nhiên, nếu cơ thể yếu hoặc chích mụn quá sớm, quá nhanh sẽ làm vỡ vỏ bọc, vi khuẩn từ đó có thể xâm nhập vào máu gây ra nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh. Theo đó, bố mẹ cần nắm rõ và hỏi qua ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị mụn nhọt cho con hiệu quả nhất.
Trường hợp trẻ bị mụn nhọt nguy hiểm
Thông thường mụn nhọt sẽ tự biến mất sau 8-10 ngày và không gây các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu các bậc phụ huynh phát hiện trẻ có những dấu hiệu dưới đây thì nên nhanh chóng đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ:
Mụn nhọt xuất hiện trên mặt.
Mụn tiếp tục sưng to sau hơn 2 tuần.
Mụn nhọt đi kèm với các triệu chứng như sốt, mệt mỏi hay khó chịu.
Sờ vào thấy xốp hoặc mềm.
Bé vẫn tiếp tục mọc thêm mụn nhọt, không thấy có dấu hiệu giảm xuống.
Tiến triển thành bệnh hậu bối.
Cách "đánh bay" mụn nhọt ở trẻ sơ sinh
Tuyệt đối không được nặn nốt mụn nhọt để tránh gây ra biến chứng và để lại sẹo, đặc biệt hạn chế không để trẻ chạm hay dùng tay nặn mụn. Ngoài ra, cần giữ gìn vệ sinh thân thể cho bé, nhất là vùng da bị nổi nhọt,…
Hầu hết mụn nhọt sẽ tự khỏi và các bậc phụ huynh chỉ nên tác động đề tăng tốc quá trình hết bệnh. Theo đó, bố mẹ chỉ cần đặt một cái khăn ấm sạch lên trên vết mụn nhọt trong vài phút rồi lặp lại 3-4 lấn trong ngày.
Khi vết mụn nhọt mưng mủ, bố mẹ nên lau sạch và vệ sinh nó bằng chất khử trùng rồi băng lại bằng một miếng gạc vô trùng. Đặc biệt, phải tránh không cho nó dính sang những vị trí khác của cơ thể và thường xuyên thay băng cho bé.
Vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi chạm vào mụn nhọt, nhất là khi nó bị vỡ ra.
Nên cho bé dùng khăn lau mặt riêng, đồng thời thường xuyên giặt khăn lau mắt, ga giường, chăn, vỏ gối, khắn tắm ở nhiệt độ cao.
Nếu tình trạng mụn nhọt không có dấu hiệu cải thiện trong 2 tuần, bố mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị hiệu quả.
Với trường hợp mụn nhọt kéo dài hay sưng to thì bé có thể đã bị viêm tế bào. Điều này là do tình trạng nhiễm trùng đã xâm nhập vào lớp da sâu hơn và bé sẽ cần dùng đến kháng sinh để điều trị.
Mẹo phòng tránh mụn nhọt hiệu quả
Giữ vệ sinh sạch sẽ, giặt giũ, tắm rửa thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn sẽ giúp bé tránh nguy cơ mụn nhọt, đặc biệt còn giúp bé tránh được những bệnh thông thường khác.
Khi bé bị trầy xước hay đứt tay, nhanh chóng rửa tay cho bé đúng cách.
Một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cho hệ miễn dịch của bé mạnh khỏe hơn, đủ sức chống lại khuẩn tụ cầu.
Đối với trẻ sơ sinh, mẹ nên cho bé bú ít nhất trong 6 tháng đầu đời để giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...