Như chúng ta đã biết nặn mụn là một tác động xấu, không hề được khuyến khích thực hiện. Các bác sĩ da liễu luôn khuyên mọi người không nên nặn mụn. Theo họ, đây là biện pháp cuối cùng để điều trị mụn vì thao tác nặn mụn có thể can thiệp vào cơ chế tự chữa lành của cơ thể. Điều này dẫn đến nguy cơ để lại vết thâm, sẹo cũng như nhiễm trùng sau khi nặn mụn cao hơn. Nhiều chuyên gia cũng cho biết, bạn không nên tự áp dụng bất kỳ cách nặn nào đối với một số loại mụn, ví dụ như mụn bọc hay các loại mụn ác tính có thể gây nguy hiểm.

Chúng ta thường có thói quen tự ý nặn mụn mà không hề tìm hiểu qua bất cứ thông tin nào về cách nặn và đặc điểm của các loại mụn trên da mặt - Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên xét về mặt khác, đối với những nốt mụn lành hơn như mụn đầu trắng hay đầu đen, bạn có thể loại bỏ chúng nhanh chóng bằng biện pháp nặn mụn. Hầu hết trong số chúng ta đều có thói quen nặn mụn nhưng không tìm hiểu kĩ càng mà đơn thuần chỉ nặn mụn ra khỏi da, khiến da mặt bị phá hủy. Để đảm bảo nặn mụn mà không để lại thâm sẹo hay gây viêm nhiễm, bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho các bạn cách nặn mụn đúng cách.

1. Phân biệt các loại mụn

Trước khi nặn mụn an toàn đúng cách thì bạn cần hiểu rõ về đặc điểm và loại mụn trên da mặt bạn để có cho mình cách loại bỏ mụn an toàn, hữu hiệu. Không phải loại mụn nào cũng có thể tự ý nặn bỏ. Dưới đây là một số loại mụn thường gặp ở da nhất và dấu hiệu nhận biết chúng.

- Mụn mủ, mụn viêm sưng: Là dạng mụn lớn, chúng thường xuất hiện ở vùng da viêm sưng đau. Khi mụn này xuất hiện thường sưng to và rất dễ để lại sẹo thâm trên da mặt đặc biệt trong trường hợp bạn nặn chúng.

- Mụn mủ hoặc mụn trứng cá: Mụn trứng cá là loại mụn cực kỳ phổ biến trên làn da của các bạn trẻ ở lứa tuổi dậy thì. Đây là loại mụn có đầu trắng, khi mọc làm sưng đỏ da. Mọc khá dày đặc biệt là ở vùng trán và hai bên má. Đôi khi bạn sẽ thấy mụn chảy mủ và có mùi hơi hôi.

Trước khi nặn mụn an toàn đúng cách thì bạn cần hiểu rõ về đặc điểm và loại mụn trên da mặt bạn để có cho mình cách loại bỏ mụn an toàn - Ảnh minh họa: Internet

- Mụn ác tính: Bạn có thể nhận diện nó rất dễ dàng vì kích thước của mụn thường rất to. Khi nó xuất hiện bạn sẽ bị nóng sốt nhẹ. Đừng nên cố tình nặn chúng vì bạn sẽ trực tiếp gây ra tình trạng viêm nhiễm.

Tuy nhiên đối với các loại mụn có kích cỡ nhỏ hơn, mọc khá rời rạc thì bạn vẫn có thể nặn chúng. Nếu để mụn hình thành mủ, hoặc quá lâu chúng sẽ chuyển đổi thành mụn đầu đen trên mặt gây mất thẩm mỹ và khó xử lý. Đôi khi trong rất nhiều trường hợp chúng ta phải nặn mụn để loại bỏ nhân mụn hoàn toàn, tránh để lại trong da quá lâu gây viêm nhiễm.

2. Cách nặn mụn đúng cách

Không phải ai cũng biết cách nặn mụn đúng cách, nhiều trường hợp sau khi nặn da bị tổn thương, xuất hiện nhiều vết thâm và càng xuất hiện nhiều mụn hơn. Dù là thói quen xấu không được khuyến khích, nhưng đôi khi chúng ta vẫn phải xử lý chúng theo cách này. Hãy tham khảo một vài cách nặn mụn thần thánh dưới đây để tránh các ảnh hưởng xấu tới làn da sau khi nặn mụn.

2.1 Cách nặn mụn đầu đen đúng cách

Đối với mụn đầu đen, hãy làm cho da giãn nở bằng cách xông hơi để quá trình nặn mụn diễn ra nhẹ nhàng hơn - Ảnh minh họa: Internet

Mụn đầu đen được coi là một loại ẩn rất khó chữa và nặn, dễ dàng để lại những vết thâm và thiếu thẩm mỹ trên da. Tất cả những gì chúng ta cần làm là xử lý chúng theo các bước sau:

- Bước 1: Rửa sạch tay và rửa mặt sạch sẽ bằng sữa rửa mặt kháng khuẩn.

- Bước 2: Xông hơi da mặt bằng nước nóng để làm giãn nở lỗ chân lông và lỗ mụn đầu đen.

- Bước 3: Dùng tay ấn nhẹ xung quanh mụn để mụn trồi ra.

- Bước 4: Sau khi nặn hết mụn, sử dụng dung dịch kháng khuẩn để lau chỗ nặn và rửa sạch lại mặt bằng nước lạnh để giúp se khít lỗ chân lông.

2.2 Cách nặn mụn mủ đúng cách

Mụn mủ hay mụn trứng cá cần được sát trùng sạch sẽ sau quá trình nặn mụn để đảm bảo không để lại sẹo thâm sạm trên da - Ảnh minh họa: Internet

Mụn mủ là một dạng nhẹ của mụn trứng cá, chúng thường xuất hiện ở trên trán và dưới cằm, gây khó chịu và mất thẩm mỹ. Để loại bỏ chúng bạn cần tuân thủ các bước sau:

- Rửa sạch tay trước khi nặn mụn là một bước vô cùng quan trọng giúp ngăn chặn tình trạng nhiễm khuẩn và lây lan mụn trên da.

- Tương tự phương pháp nặn mụn đầu đen, trước hết bạn sẽ cần dùng dung dịch benzoyl peroxide hoặc axit salicylic thoa lên khu vực xuất hiện mụn đầu trắng. Đây là những thành phần có khả năng giảm viêm, đồng thời hỗ trợ quá trình nặn mụn diễn ra thuận lợi hơn.

- Sử dụng kim đã được khử trùng để chích đầu mụn.

- Dùng bông tăm hoặc tay để lấy hết mủ và nhân mụn, sau đó sát trùng sạch đầu mụn và rửa sạch lại mặt.

2.3 Nặn mụn bằng cây nặn chuyên dụng

Hãy sử dụng cây nặn mụn chuyên dụng để tiến hành xử lý mụn trên da, đừng quên sát trùng sạch sẽ - Ảnh minh họa: Internet

- Đầu tiên, bạn lấy tăm bông hoặc bông tẩy trang thấm cồn sát trùng khu vực da có nốt mụn chuẩn bị được nặn. Để da khô tự nhiên.

- Dùng đầu rỗng của cây nặn mụn (đã được sát trùng sạch sẽ) ấn nhẹ nhàng và dứt khoát vào nốt mụn để đẩy nhân mụn trồi hẳn lên trên bề mặt da. Sau đó lấy đầu nhọn gắp nhân mụn ra ngoài. Ở bước nặn mụn này bạn lưu ý không được để sót nhân mụn bởi nó có thể khiến da bị viêm, sưng trở lại.

- Đối với những nhân mụn chưa để lộ đầu ra ngoài, chúng ta lấy phần đầu nhọn của cây nặn mụn tì nhẹ vào da để mở đường cho nhân mụn trồi lên. Sau đó mới tiến hành lấy nhân mụn như thao tác ở trên.

- Cuối cùng bạn lấy nước muối sinh lý để lau sạch vùng da vừa nặn. Tránh rửa mặt bằng sữa rửa mặt ngay sau khi nặn mụn sẽ khiến da bị kích ứng.

3. Một vài lưu ý khi nặn mụn

  • Nặn mụn là một thói quen không hề tốt và cần được hạn chế tối thiểu. Đặc biệt sau khi nặn, làn da của bạn cần được chăm sóc và phục hồi cẩn thận để tránh tình trạng thâm, đỏ.
  • Nếu tình trạng mụn của bạn nặng và có dấu hiệu tiêu cực sau khi nặn mụn thì cần đến gặp ngay bác sĩ da liễu để nhận lời khuyên về việc sử dụng thuốc và sản phẩm chăm sóc da phù hợp.

Nếu có khả năng và điều kiện bạn nên đến các trung tâm da liễu để được điều trị một cách an toàn và tận gốc. Ảnh minh họa: Internet

  • Dù là nặn mụn hay trị mụn bằng phương pháp tự nhiên thì mụn mủ vẫn chưa được điều trị tận gốc hoàn toàn. Bởi vì, những phương pháp này chỉ có thể lấy đi phần nhân cồi mụn đơn giản mà chưa tác động vào sâu bên trong da để triệt đi nguồn sinh sản mụn để ngăn không cho mụn tái phát. Nên nếu có khả năng và điều kiện bạn nên đến các trung tâm da liễu để được điều trị một cách an toàn và tận gốc.

Trên đây là toàn bộ những cách nặn mụn đúng cách và an toàn cùng những lời khuyên vô cùng hữu ích mà các bạn có thể áp dụng. Chúc các nàng có được cho mình phương pháp chăm sóc hiệu quả và có được làn da mịn màng, khỏe mạnh.