Cho con bú trực tiếp luôn là cách lý tưởng nhất vừa cung cấp dinh dưỡng cho em bé lại tăng tình mẫu tử mẹ con gắn kết. Nhưng cũng có lúc các mẹ không thể cho con bú trực tiếp mà phải thông qua cách bú bình. Không giống như khi các mẹ cho con bú bình thường, cho bé bú bình an toàn và đúng cách phụ thuộc rất lớn vào phản ứng của bé, lượng sữa chảy qua, cách cầm bình sữa,....Cùng tìm hiểu cách cho bé sơ sinh bú bình chính xác được giới thiệu dưới đây nhé. 

Tìm hiểu cho bé bú bình an toàn và đúng cách

Nên tập cho bé bú bình khi nào? Phải chăng tập cho bé bú bình khi mẹ đi làm?


Tập cho bé bú bình đúng cách nhất

Nhiều mẹ nghĩ rằng gần đến lúc đi làm sau khi nghỉ thai sản thì sẽ cho bé tập bú bình là hợp lý thế nhưng nó cũng không phải hoàn toàn chính xác. Thời điểm cho các bé làm quen và tập bú bình có thể bắt đầu từ tuần thứ 6, lúc này các bé chưa có hình thành thói quen đặc biệt nên các mẹ có thể cho bé bú sữa mẹ thông qua bình dễ dàng, dần dần các bé quen và không bài xích bú bình, giúp mẹ chủ động công việc và thời gian, sau này đi làm lại cũng thuận tiện hơn. 

Nếu các bé chưa sẵn sàng tập bú bình thì các mẹ có thể tiến hành tập bú bình muộn hơn, từ tuần thứ 8 hoặc 12, hoặc muộn hẳn hơn nữa, chỉ cần chọn thời gian thích hợp để tập bú bình cho bé thoải mái nhất là được nhưng cũng không nên để muộn quá, những thói quen tập bú bình rèn cho bé từ khi càng nhỏ thì càng dễ hơn là khi để bé lớn hơn, với những bé trên 6 tháng tuổi, khi đang quen ti mẹ chuyển sáng bú bình các bé sẽ không chịu, mất một thời gian khá dài để làm quen. 

Tư thế cho bé bú bình đúng

Bình thường các bố mẹ thường nghĩ rằng cho nhiều sữa vào bình sẽ giúp bé bú dễ dàng hơn vì lượng sữa nhiều, chảy qua núm vú nhanh, giúp bé bú nhanh và đảm bảo đủ dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể mà không để ý rằng, với lượng sữa nhiều thì cũng khả năng khiến bé bị bú quá nhiều, ăn quá no không tốt cho hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ chút nào. 

Bố mẹ hãy để ý cho bé bú bình với tư thế giữ bình sữa nằm ngang thay vì nằm nghiêng hoặc theo chiều thẳng đứng vào miệng em bé.


Hướng dẫn cách cho trẻ sơ sinh bú bình đúng cách an toàn không bị khí thừa

Khi đặt bình sữa nằm ngang như vậy sẽ giữ cho sữa chảy chậm và từ từ giúp em bé bú được thoải mái nhất mà không lo bị sặc. Tư thế bú bình chính xác nhất là bình sữa với em bé tạo thành góc 45 độ. 

Khi tập cho bé bú bình, bố mẹ nên học cách cho bé tập bú bình với một tay giữ đầu em bé, để bé ở tư thế nằm ngửa, người dốc xuống với đầu ở vị trí cao hơn thân mình, ở tư thế này sẽ giúp bé dễ dàng nuốt và thở, đồng thời giúp bú sữa cũng vào tốt hơn. 

Để ý thêm là khi bú, nên để lượng sữa luôn ngập kín phần núm vú, giúp bé khi bú bình không nuốt phải khí thừa.

Những kinh nghiệm cho bé bú bình khác bố mẹ có thể tham khảo

  • Không ép em bé bú hết bình sữa: Nếu bé tỏ ý không muốn uống nữa thì nên ngừng, không nên ép bé bú hết, bé ngừng theo nhu cầu, tức bé đã no, nếu bú tiếp sẽ tương đương là bú quá mức, không tốt cho em bé. 
  • Bé hút phải không khí là không tốt: Nhiều bậc cha mẹ lo lắng rằng bé bú phải khí thừa làm bé nôn trớ, khó chịu. Nên hạn chế khí thừa trong bình sữa, tuy nhiên, nếu bé bị thừa khí cũng không phải vấn đề quá nghiêm trọng và nó cũng phải là nguyên nhân gây ra tình trạng nôn trớ ở em bé. Nên chọn bình sữa có lỗ thông hơi giúp bé giảm nuốt phải khí thừa khi bú bình. 
  • Khi bé đã làm quen với việc bú bình, thì các mẹ có thể hướng dẫn các bé đặt tay lên bình sữa, dần dần về sau khi tay chân bé cứng cáp hơn, có thể cầm nằm đồ vật, các mẹ lúc này hướng dẫn bé tự cầm bình sữa uống rất đơn giản. 
  • Nên kiểm tra tình trạng sữa chảy trong bình trước khi cho bé bú bằng cách cho nước hoặc sữa vào bình thử xem phần nước/sữa đó chảy ra có đều không. Nếu không đều phải thay bình khác.

Làm thế nào cho bé chịu bú bình?


Kinh nghiệm xóa tan nỗi lo bé không chịu bú bình

Với các bé không chịu bú bình thì sẽ có các nguyên nhân:

  • Đang quen ti mẹ chuyển sang bú bình thì núm vú bình cứng, không mềm mại như ti mẹ nên: Với nguyên nhân này thì bố mẹ nên chọn mua bình sữa có núm vú mềm mại nhất, có cảm giác mềm ấm giống ti mẹ nhất sẽ giúp bé thoải mái khi ti sữa hơn. 
  • Bé chưa quen với cách bú bình: Cái này sẽ phụ thuộc vào sự rèn luyện của bố mẹ, như đã nói ở trên, nên tập cho bé bú bình khi bé dưới 6 tháng thì bé làm quen và thích nghi với bú bình tốt hơn. 
  • Tạo không gian và để bé ở tư thế thoải mái nhất khi tập bú bình cho trẻ sơ sinh: Cái này sẽ tạo tâm lý tốt cho em bé. 
  • Nếu mẹ phải cho bé bú bình và bận đi làm, phải cho người khác cho bú thay thì mẹ nên tập cho bú khi có mặt người thân, người sẽ cho bé bú bình sau này để bé làm quen dần.
  • Nên chọn bình sữa cho bé không bú bình với phần núm vú mềm mại nhất, đồng thời lựa theo màu sắc bé yêu thích và có họa tiết sặc sỡ thu hút sự chú ý của trẻ, bình có phần góc hoặc thiết kế sao cho sữa luôn ở phần trên cùng chỗ núm vú giúp bé bú nhanh chóng. 

Tập cho bé bú bình an toàn và đúng cách là hoàn toàn cần thiết, đặc biệt với những mẹ không đủ sữa hoặc bận phải đi làm sớm không có thời gian cho bé bú trực tiếp thuận tiện. Hy vọng những kinh nghiệm cho bé bú bình hữu ích trong bài sẽ giúp các mẹ chăm con chính xác và đơn giản hơn nhiều lần nhé.