Hôn sâu, ăn uống có nguy cơ lây nhiễm vi rút HIV?
Vi rút HIV lây lan khi da có viêm loét, trầy xước
Những ngày vừa qua, trên mạng xã hội chia sẻ thông tin về việc một cô gái phải uống thuốc dự phòng phơi nhiễm HIV sau khi phát hiện miếng băng keo đã qua sử dụng trong cốc trà khiến nhiều người hoang mang.
Theo chia sẻ này, cô gái sau khi uống cốc trà phát hiện chiếc băng keo đã qua sử dụng, tức có khả năng dính máu rất cao nên đã đi khám. Tại nơi khám bệnh, cô gái được tư vấn có khả năng bị phơi nhiễm các loại bệnh truyền nhiễm trong đó có HIV và bác sĩ đã kê đơn thuốc phòng chống phơi nhiễm với liều dùng 28 ngày để đảm bảo hiệu quả tốt nhất của loại thuốc này.
“Phải đợi sau 3 tháng thì mới đủ thời gian để xét nghiệm ra kết quả chính xác là có bị lây nhiễm hay không? Bọn mình đã rất sốc với chẩn đoán này của bác sĩ. Không ai nghĩ mình có thể bị nhiễm những bệnh đó chỉ vì một ly trà vải”, trích đoạn nội dung chia sẻ trên mạng xã hội.
Đoạn chia sẻ này làm dấy lên mối lo ngại về nguy cơ lây nhiễm HIV trong sinh hoạt hàng ngày.
Trước những thông tin trên, các chuyên gia y tế đều khẳng định không có chuyện uống cốc trà có miếng băng keo dán (băng urgo), kể cả là đã qua sử dụng sẽ bị phơi nhiễm HIV.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Hưng - Trưởng khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện 09, người gần 30 năm gắn bó với bệnh nhân HIV khi nghe thông tin trên cũng vô cùng bất ngờ.
Giải đáp mối lo lắng nghi vấn lây nhiễm HIV qua con đường ăn uống, bác sĩ Nguyễn Ngọc Hưng khẳng định việc uống nước có miếng băng keo đã qua sử dụng, kể cả là dính máu của người nhiễm HIV cũng không nhiễm căn bệnh này.
“Virus HIV chỉ tồn tại bên ngoài môi trường trong thời gian rất ngắn ở với nhiệt độ thích hợp. Trường hợp miếng băng keo có dính máu HIV cũng trở nên vô hại khi nằm trong cốc nước. Bởi virus HIV sẽ bị môi trường nước tiêu diệt”, Bác sĩ Hưng nói.
Những con đường lây nhiễm HIV ít ai ngờ tới
Trao đổi thêm với PV về con đường lây nhiễm vi rút HIV, bác sĩ Hưng lý giải: “Trước hết, chúng ta cần hiểu vi - rút HIV nằm trong tất cả dịch tiết của cơ thể. Bao gồm nước bọt, máu, dịch sinh dục, sữa mẹ, mủ nước vàng ở các vết thương rỉ ra… Tuy nhiên, nồng độ vi - rút HIV nằm trong nước bọt, sữa mẹ thấp hơn nồng độ vi rút ở các dịch sinh dục, máu, mủ, vết thương tiết ra.
Bản chất sâu sa của vi rút HIV là lây lan qua đường máu. Da chia làm ba lớp thượng bì, trung bì và hạ bì. Lớp thượng bì là lớp da nằm trên cùng, nếu vi - rút HIV chỉ xâm nhập vào lớp thượng bì thì không thể lây nhiễm. Chỉ khi có vết loét, trầy xước, rỉ máu tức là đã hở mạch máu thì lúc đó mới vi rút HIV mới xâm nhập qua lòng mạch máu và di chuyển khắp cơ thể, sinh sôi nảy nở”.
Chính vì thế, nguy cơ lây nhiễm có thể xảy ra trong trường hợp nào mà người lành có vết trầy xước chảy máu tiếp xúc với dịch của người bị HIV hoặc vấp ngã vào đúng cái bơm kim tiêm, bông băng của người nhiễm HIV vừa sử dụng và ném ra đường vàcó thể lây nhiễm.
“HIV không chỉ lây lan ba con đường sinh hoạt tình dục không lành mạnh, tiêm chích chung kim tiêm, mẹ sang con khi sinh nở như chúng ta thường nghĩ.
Trong tất cả các tình huốn như mớm cơm, hôn sâu, cạo râu, lấy ráy tai… , nếu người lành có vết loét, trầy xước, chảy máu tiếp xúc dịch tiết của người nhiễm HIV thì vi – rút đều có thể thấm vào mạch máu và lây nhiễm. Hiểu đúng sẽ có cách phòng tránh đúng cách, tránh tâm lý hoang mang.
Hãy coi căn bệnh này cũng bình thường như nhiều căn bệnh khác thì sẽ giải phóng áp lực cho người bệnh và những người xung quanh. Đối tượng nào cũng có thể mắc bệnh, không may rủi ro mắc phải chứ không hẳn là người có lối sống thiếu lành mạnh. Chỉ khác là đường lây nhiễm rộng hơn các bệnh khác. Nếu được điều trị tốt, chế độ dinh dưỡng tốt thì người bệnh sẽ sống khỏe đến già”, bác sĩ Ngọc Hưng nhấn mạnh.
Những điều người nghi ngờ mắc HIV, người bệnh HIV và gia đình cần làm
-Hợp tác tốt với thầy thuốc.
-Tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc.
-Kiêng khem, tránh lây nhiễm cho người khác.
-Thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh, vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...