Bên cạnh sức khỏe và tiền tài, tình duyên cũng là một trong những điều mà con người ta thường mong muốn có được trong dịp lễ, Tết. Ngày 9/9 âm lịch hàng năm chính là một dịp như vậy - Tết trùng cửu hay còn được biết đến với cái tên khác "mùa tình nhân phương Đông". Một số quốc gia ở Đông Á đều coi dịp lễ này là cơ hội để cầu duyên với nhiều phong tục, tục lệ nhằm mong muốn đường tình duyên thuận lợi. Người cô đơn thì tìm gặp được ý trung nhân, người đã có đôi có cặp thì tình yêu bền chặt, bên nhau trọn đời.

Người cô đơn thì tìm gặp được ý trung nhân, người đã có đôi có cặp thì tình yêu bền chặt, bên nhau trọn đời - Ảnh minh họa: Internet

Nguồn gốc tết trùng cửu 9/9

Đời cuối nhà Hán một người tên Hoàng Cảnh, người huyện Nhữ Nam, theo học đạo tiên với Phí Trường Phòng. Một hôm Trường Phòng bảo Hoàng Cảnh rằng Ngày mùng 9 tháng 9 tới đây, gia đình của nhà ngươi gặp phải một nạn lớn. Vậy đến ngày đó, ngươi nên đem cả nhà lên núi cao, tay đeo túi đỏ, đựng hạt tiêu, uống rượu hoa cúc, đến tối mới trở về, may ra tránh khỏi tai nạn. Hoàng Cảnh vâng theo lời thầy. Quả thực đến tối trở về thì thấy gà vịt heo chó trong nhà bị dịch chết hết.

Theo sách "Phong Thổ Ký" ghi chép: Cuối đời nhà Hạ (2205 - 1818 trước Công Nguyên) vua Kiệt tàn ác với người dân, Thượng đế muốn răn nhà vua nên giáng một trận thủy tai làm nhà cửa khắp nơi bị chìm xuống biển nước, nhân dân chết đuối, xác người nổi đầy sông. Nạn thủy tai đó nhằm ngày mùng 9 tháng 9. Vì vậy mỗi năm đến ngày này, nhân dân lo sợ, già trẻ gái trai đều đua nhau mang thực phẩm lên núi cao để lánh nạn.

Vì vậy ngày 9 tháng 9 âm lịch hàng năm, người ta bỏ nhà tạm lên núi, lánh nạn - Ảnh minh họa: Internet

Từ đó hình thành tục gọi là Tết Trùng Cửu. Sau dần thay đổi tính chất, Tết Trùng Cửu lại dành riêng cho tao nhân mặc khách lên núi uống rượu làm thơ. Từ đó đến nay, ngày 9/9 được coi là một dịp quan trọng theo quan niệm của người Trung Hoa để cầu may mắn, tình duyên, tiền bạc và tài vận.

Có thể thấy số 9 là số dương lớn nhất, như người ta gọi vua chúa là "cửu ngũ chí tôn". Vậy nên, nếu "trùng cửu" (9 trùng nhau) sẽ trở thành ngày của sự tối thượng. Mọi thứ hôm nay đều được đẩy lên tối cao nhất vì năng lượng dương đang cực thịnh. Nó khiến người ta luôn nghĩ về những điều tốt đẹp, may mắn. Năm nay rất đặc biệt vì có tới 3 số 9 trong cùng dãy ngày 09/09/2019, có thể nhận định Tết trùng cửu năm nay rất may mắn và nhiều năng lượng.

Năm nay rất đặc biệt vì có tới 3 số 9 trong cùng dãy ngày tháng 09/09/2019, có thể nhận định tết trùng cửu năm nay rất đặc biệt - Ảnh minh họa: Internet

Ý nghĩa Tết trùng cửu

Số 9 được coi là số may mắn theo quan niệm của người phương Đông. "Cửu" theo phiên âm Hán có nghĩa là số 9, cũng có nghĩa là vĩnh cửu, mãi mãi, vĩnh hằng. Số 9 khi nhân với bất kỳ số nào cũng cho ra một số có tổng lại bằng 9. Chính vì những điểm này, 9 được coi là số may mắn trong tài vận, trong cuộc sống thì tượng trưng cho sự vĩnh hằng, tình yêu đôi lứa mãi mãi hạnh phúc. 

Tết trùng cửu còn có một cách nói khác là "Từ thanh", có nghĩa là "tạm biệt thảm cỏ xanh". Sau ngày Trùng Cửu tiết trời bắt đầu sang mùa đông. Điều này cũng lý giải đúng với quan điểm "cực thịnh tất suy" của cổ nhân, qua thời điểm đẹp nhất của thời tiết mùa thu trong một năm là mùa đông lạnh lẽo, hoang tàn. Cây cối mất đi sức sống, héo rũ, úa vàng không thích hợp để đi chơi. Vì thế, Tết Trùng Cửu cũng là cơ hội đi chơi, thưởng ngoạn sau cùng của mọi người khi thời tiết sang đông.

Vì thế, Tết Trùng Cửu cũng là cơ hội đi chơi, thưởng ngoạn sau cùng của mọi người khi thời tiết sang đông - Ảnh minh họa: Internet

Nhân dịp Tết trùng cửu, nhiều người thường đến vùng ngoại thành để leo núi, thưởng ngoạn phong cảnh, hít thở bầu không khí trong lành. Nhiều người khác chọn nấu một bữa cơm đoàn viên, làm bánh cao, thưởng trà hoa cúc hay uống rượu.... Bánh cao làm bằng bột gạo xay nước ngào đường đỏ hấp chín đổ thành 9 tầng như bảo tháp, tượng trưng cho đỉnh cao và số 9, bên trên còn có năm hình hai con dê nhỏ tượng trưng trùng dương.

Đối với nam nữ muốn cầu duyên, nhất định phải tận dụng sự may mắn trong ngày này để đến chùa, dâng hương tạ lễ, thành tâm cầu nguyện được ông tơ bà nguyệt se chỉ luồn kim, ban cho một mối tình đầu bạc răng long. Người đã có đôi lứa hay gia đình thì ngoài đoàn viên cũng có thể đi tảo mộ, làm mâm cơm dâng tổ tiên, ông bà, cầu cho cả nhà được bình an.

Người đã có đôi lứa hay gia đình thì ngoài đoàn viên cũng có thể đi tảo mộ, làm mâm cơm dâng tổ tiên, ông bà, cầu cho cả nhà được bình an - Ảnh minh họa: Internet

Ném quýt cầu duyên có linh nghiệm?

Đây là một phong tục bắt nguồn từ Trung Quốc, sau đó lan truyền sang Malaysia, Singapore và Việt Nam. Ở các quốc gia này vào ngày lễ Thất Tịch, Trung thu hay Tết trùng cửu, các cô gái trẻ thường vứt những quả quýt xuống con sông hoặc biển với mong muốn tìm được một tấm chồng tốt như ý. Tại Malaysia, tập tục ném quýt cầu duyên vào Tết Nguyên tiêu (hay lễ hội Chap Goh Meh) đã trở thành một sự kiện phổ biến, thậm chí nhiều chàng trai cũng tham gia và ném chuối thay vì ném quýt.

Xa xưa ném quýt được tổ chức như một cuộc thi nơi các đội nam và nữ được chia ra ở các vị trí khác nhau. Hàng nhìn quả quýt được các cô gái ném xuống biển, sau đó những chàng trai ngồi trên thuyền thi nhau vớt. Ðội nào vớt được nhiều nhất là người thắng cuộc.

Ngày nay, lễ hội là ngày của những thanh niên nam nữ độc thân nhằm kết thêm nhiều bạn mới, nhiều đôi tình nhân cũng tham dự - Ảnh minh họa: Internet

Hiện nay, lễ hội là ngày của những thanh niên nam nữ độc thân nhằm kết thêm nhiều bạn mới, vì thế mà nhiều đôi tình nhân cũng tham dự. Các cô gái ném những trái cam, quýt xuống nước trong khi các chàng trai thì ném chuối. Họ viết tên, số điện thoại và email lên vỏ quýt, có những người viết cả lời nhắn gửi, điều ước hay những biểu tượng diễn cảm. Các chàng trai cũng ghi những thông tin cá nhân trên vỏ chuối, đây là một sự đổi mới cho phép nam giới cũng tham gia vào sự kiện đó một cách vui vẻ.

Sau khi tranh nhau nhặt cam, quýt, chuối trong bể, một số thanh niên ghi lại những thông tin trên vỏ quýt, và sau đó lại vứt xuống bể, ngay sau đó một số cuộc gọi được thực hiện. Rất nhiều người đã thành đôi, thành cặp từ những cuộc gọi này. Ở Việt Nam, khi tục lệ này lan truyền đến thì đã biến đổi thành tục ném quýt qua vai để cầu duyên vào dịp lễ Thất Tịch. Vị ngọt hay chua của quả quýt cũng tượng trưng cho cuộc tình đó đẹp hay buồn bã.

Tết trùng cửu nên làm gì để thoát ế?

Tuy nhiên, theo đúng truyền thống Trung Hoa nhất, hôm nay Tết trùng cửu 9/9 âm lịch mới là thời điểm thích hợp để bạn thực hiện nghi thức ném quýt cầu duyên. Hãy chuẩn bị một trái quýt vàng, ngọt sau đó ném quýt ngang qua vai và nếm thử vị quýt chua hay ngọt. 

Theo quan niệm của Phật Pháp, chuyện tình cảm của mỗi người là do duyên phận - Ảnh minh họa: Internet

Trên thực tế, không ai có thể kiểm chứng tính xác thực của phong tục ném quýt cầu duyên hay bất kỳ tục lệ nào, tuy nhiên hàng năm, cứ vào dịp Tết trùng cửu thì các cô gái lại đua nhau thực hiện với mong muốn tìm được ý trung nhân của đời mình. Theo quan niệm của Phật Pháp, chuyện tình cảm của mỗi người là do duyên phận. Duyên phận chưa đến thì tình yêu chưa gõ cửa, bạn đừng quá lo lắng nếu tình duyên chưa suôn sẻ nhé! Các cô gái xinh đẹp, tự chủ, độc lập và mạnh mẽ thì trời cao nhất định sẽ an bài cho bạn được hạnh phúc.

*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.