Dấu hiệu trẻ mắc hội chứng thận hư

Hội chứng thận hư là tình trạng một lượng lớn protein có tên gọi albumin bị mất qua nước tiểu gây suy giảm albumin trong máu. Thiếu hụt protein albumin, nước sẽ thoát ra mô kẽ gây nên triệu chứng phù ở các bộ phận mắt, bụng, 2 chi dưới và bìu. Hội chứng thận hư có thể khiến trẻ không phát triển bình thường, dễ chết yểu.

Trẻ bị hội chứng thận hư thường bị phù nề khắp cơ thể - Ảnh minh họa: Internet

Tại Việt Nam, độ tuổi trung bình trẻ em mắc hội chứng thận hư là 8,7 tuổi, bé trai thường mắc bệnh nhiều hơn bé gái với tỉ lệ 2:1. Nguyên nhân của hội chứng này hầu như chưa được xác định rõ.

Hội chứng thận hư ở trẻ không chỉ ảnh hưởng đến thận mà còn tác động đến nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể - Ảnh minh họa: Internet

Trẻ mắc hội chứng viêm cầu thận thường có biểu hiện phù toàn thân (phù mềm, ấn lõm, không đau). Vùng mặt trẻ bắt đầu phù sau đó nhanh chóng lan xuống toàn thân. Trẻ còn bị phù ở màng bụng, màng tinh hoàn, màng não, màng tim. Hiện tượng căng màng bụng hoặc tắc mạch mạc treo có thể khiến trẻ bị đau bụng. Khi nhập viện, trẻ sẽ được xét nghiệm máu và nước tiểu để xác định lượng protein, hồng cầu.

Cách điều trị và chăm sóc trẻ mắc hội chứng thận hư

Hội chứng thận hư có thể gây ra những biến chứng nặng như nhiễm khuẩn, viêm phổi, viêm mô tế bào… Trẻ mắc bệnh thường chậm phát triển, loãng xương, thiếu máu, suy dinh dưỡng, hay bị co giật do hạ canxi…

Trẻ sẽ nhập viện để điều trị các triệu chứng phù nề bằng cách truyền albumin và dùng các thuốc chuyên lợi tiểu. Sau khi xuất viện, cha mẹ cần theo dõi tình hình sức khỏe của con và kiểm tra nước tiểu buổi sáng sớm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trẻ mắc hội chứng thận hư sẽ được nhập viện điều trị các chứng phù nề - Ảnh minh họa: Internet

Trong chế độ dinh dưỡng, cha mẹ cần đặc biệt chú ý hạn chế thêm muối và nước trong khẩu phần ăn của con. Lượng muối chỉ dao động từ 2 – 3g/ngày, lượng nước dưới 15ml/kg/ngày. Thức ăn ưu tiên sản phẩm giàu đạm (2 – 4kg/này). Bên cạnh đó, cha mẹ đừng quên tăng cường bổ sung nhiều vitamin C và vitamin nhóm B cho trẻ. Cơ thể trẻ cũng cẫn được vệ sinh sạch sẽ và giữ ấm đầy đủ trong thời gian trị bệnh.

Cha mẹ cần kiểm tra nước tiểu của trẻ sau khi xuất viện - Ảnh minh họa: Internet

Nếu trẻ có các triệu chứng sốt, đau bụng nhiều, phù hoặc đau tay chân, nôn hoặc tiêu chảy cần đưa trẻ tái khám tại bệnh viện. Tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh thủy đậu vì sẽ khiến biêu hiện bệnh thêm trầm trọng.