Hội chứng suy nút xoang: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị phổ biến
Nội dung bài viết
Hội chứng suy nút xoang là gì?
Bệnh suy nút xoang hay hội chứng suy nút xoang là hội chứng lâm sàng với nhiều dạng khác nhau như: Nhịp xoang nhanh, nhịp chậm xoang, ngưng xoang, hội chứng nhịp nhanh – nhịp chậm, liệt nhĩ mạn, mất khả năng tăng nhịp tim khi gắng sức.
Hội chứng này xảy ra do nút xoang nhĩ gặp một số vấn đề. Đây là khu vực cho các tế bào chuyên biệt kiểm soát nhịp tim. Theo đó, nút xoang nằm ở vị trí tâm nhĩ phải (thuộc buồng trên, bên phải của tim) có nhiệm vụ tạo ra các xung điện điều khiển nhịp tim. Những người mắc hội chứng nút xoang bệnh lý, nút xoang sẽ hoạt động không đúng cách gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim.
Nút xoang nhĩ sẽ gửi đi những tín hiệu tim bất thường hoặc các tín hiệu điện tim bị gián đoạn, không tới được phần còn lại của trái tim. Hậu quả là người mắc hội chứng suy nút xoang thường có nhịp tim chậm hoặc nhanh hơn bình thường. Bệnh nhân cũng có nguy cơ bị lỡ nhịp, tim bỏ nhịp, gián đoạn chức năm của 4 ngăn tim.
Nhịp chậm xoang là tình trạng nhịp xoang của bệnh nhân chậm hơn 60 lần/phút. Nhịp chậm xoang có thể gặp ở nhiều người có sức khỏe bình thường, người trẻ khỏe mạnh hoặc vận động viên hoặc khi nghỉ. Nhịp xoang được coi là bất thường khi ở mức dưới 40 lần/phút. Sẽ có mối liên quan giữa triệu chứng và tình trạng nhịp chậm xoang do suy nút xoang.
Hội chứng suy nút xoang dạng ngưng xoang
Đây là trình trạng không có xung đột thoát khỏi nút xoang, không có sự khư cực nhĩ do nút xoang. Tình trạng ngưng xoang có thể gặp ở vận động viên luyện tập nhiều nhưng hiếm khi ngưng kéo dài trên 3 giây. Do đó, khi bệnh nhân ngưng xoang trên 3 giây, bác sĩ sẽ hỏi triệu chứng lâm sàng và theo dõi bệnh nhân cẩn thận.
Hội chứng suy nút xoang dạng block xoang nhĩ
Block xoang nhĩ xảy ra khi xung động vẫn được hình thành trong nút xoang nhưng không dẫn truyền được đến nhĩ. Các bác sĩ sẽ dựa vào điện tâm đồ ECG, quan sát đoạn block có độ dài là bội số của khoảng PP. Trên điện tâm độ sẽ sẽ thấy được block xoang nhĩ độ II.
Hội chứng suy nút xoang dạng nhịp nhanh – nhịp chậm
Người bị hội chứng suy nút xoang dạng này có biểu hiện những cơn nhịp nhanh. Cơn này có thể là nhanh nhĩ, rung nhĩ, cuồng nhĩ. Nguyên nhân do cơn nhịp nhanh làm ức chế nút xoang và các ổ phát nhịp khác nên khi kết thúc, nút xoang không thể hoạt động lại ngay. Hậu quả là có thể ngưng tim kéo dài gây ra triệu trứng, có thể gây ngất xỉu hoặc đột tử.
Hội chứng suy nút xoang dạng liệt nhĩ mạn
Trường hợp này xảy ra khi các bác sĩ quan sát bệnh nhân không có hoạt động của điện nhĩ, nhĩ không bị xung động điện kích thích khi thăm dò điện sinh lý.
Hội chứng suy nút xoang dạng rung nhĩ mạn
Rung nhĩ mạn không phải là biểu hiệu thường gặp của suy nút xoang. Hiện tượng này có thể xuất hiện từng lúc và ngưng đột ngột. Sau khi rung nhĩ kết thúc, nút xoang không hoạt động trở lại gây vô tâm thu kéo dài dẫn tới nguy cơ ngất hoặc thậm chí là đột tử.
Nguyên nhân gây ra hội chứng suy nút xoang
Hội chứng suy yếu nút xoang thường xảy ra ở bệnh nhân trung niên trên 50 tuổi, chiếm tỷ lệ 50%. Triệu chứng thường gặp là chóng mặt, gần ngất, ngất. Những triệu chứng này xuất hiện do tình trạng ngưng tim kéo dài.
Đối với bệnh nhân nhịp chậm xoang hoặc mất khả năng tăng nhịp tim khi gắng sức sẽ có cảm giác mệt, đánh trống ngực hoặc có nguy cơ bị đột quỵ do thuyên tắc huyết khối. Bệnh nhân cao tuổi có thể xuất hiện trình trạng lú lẫn, mất trí nhớ mà không lý giải được nguyên nhân.
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra bệnh lý này như nút xoang bị xơ hóa do lão hóa, thiếu máu cơ tim, tăng huyết áp, tổn thương sau phẫu thuật tim mạch; tác dụng phụ của thuốc điều trị loạn nhịp tim…
Để điều trị bệnh suy nút xoang, trước hết cần phải giải quyết nguyên nhân gây ra rối loạn nhịp xoang mà mẹ bạn đang gặp phải, chẳng hạn như điều trị các bệnh lý mắc kèm (tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim…), nếu là do tác dụng phụ của thuốc thì cần thay thế hoặc điều chỉnh liều cho phù hợp dưới sự hướng dẫn của bác sĩ…
Tình trạng rối loạn nhịp tim ở hội chứng suy nút xoang có thể khiến bệnh nhân có cảm giác choáng váng, chóng mặt, đánh trống ngực. Một số trường hợp bị choáng ngất. Bệnh nhân còn cảm thấy tức ngực, khó thở nếu có cơn loạn nhịp trong khi đang vận động.
Người mắc hội chứng suy nút xoang do ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng bơm máu của tim nên hay thấy mệt mỏi, ảnh hưởng tới khả năng ghi nhớ và nhận thức.
Cách điều trị hội chứng suy nút xoang
Chẩn đoán hội chứng suy nút xoang, các bác sĩ dựa vào tình trạng lâm sàng và cận lâm sàng không xâm lấn hoặc xâm lấn nhau, bao gồm: Holter điện tim 24 giờ, nghiệm pháp đánh giá nhịp tim nội tại, tính tự động, thăm dò điện sinh lý.
Điều trị hội chứng suy nút xoang hiện nay có 2 phương pháp là chỉ định đặt máy tạo nhịp và sử dụng thuốc.
Máy tạo nhịp tim có cấu tạo gồm 2 bộ phận là bộ điều khiển và hay dây điện cực. Đầu dây điện cực thứ nhất nối với bộ điều kiển, đầu dây còn lại cắm vào thành tim. Đầu dây điện cực thứ hai một đầu gắn ở buồng nhĩ, đầu còn lại gắn ở buồng thất.
Người bị hội chứng suy nút xoang dạng mắc nhịp tim chậm, máy tạo nhịp tim sẽ tăng nhịp tim, hoạt động điện giữa buồng nhĩ và buồng thất được đồng bộ hóa. Từ đó phòng tránh tình trạng rối loạn nhịp tim nguy hiểm. Máy tạo nhịp tim cần được kiểm tra định kỳ để đảm bảo hoạt động tốt bên trong cơ thể.
Một cách điều trị hội chứng suy nút xoang khác là sử dụng thuốc. Theo đó, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc kích thích thụ thể beta-adrenergic và theophyllin nhằm giúp tăng nhịp tim, giảm thời gian ngưng tim.
Trường hợp bệnh nhân mắc hội chứng nhịp nhanh – nhịp chậm, đặc biệt khi nhịp nhanh là rung nhĩ, việc dùng các thuốc nhằm duy trì nhịp xoang hoặc mất kiểm soát đáp ứng thất có thể gây ức chế chức năng nút xoang. Lúc này, phương pháp điều trị chủ yếu là đặt máy tạo nhịp tim nhằm tạo thuận lợi trong sử dụng các thuốc chống loạn nhịp.
Như vậy, hội chứng suy nút xoang là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi. Khi có những biểu hiện nói trên, nên đến bác sĩ chuyên khoa tim mạch để tiến hành các xét nghiệm thăm khám nhằm chẩn đoán bệnh và có phác đồ điều trị thích hợp.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....