Hội chứng ống cổ tay là gì? Đây chính là một hội chứng thường hay gặp gây đau, tê bì tay. Hội chứng là này xảy ra là các dây thần kinh giữa bị chèn ép khi đi qua cổ tay và sẽ trở nên ngày càng tồi tệ hơn nếu thời gian kéo dài mà không được chữa trị kịp thời.

Vì vậy việc phát hiện sớm và điều trị là vô cùng quan trọng để phục hồi chức năng cho người bệnh được dễ dàng hơn và cơ hội chữa khỏi bệnh cũng cao hơn.

Hội chứng là này xảy ra là các dây thần kinh giữa bị chèn ép khi đi qua cổ tay và sẽ trở nên ngày càng tồi tệ hơn nếu thời gian kéo dài mà không được chữa trị kịp thời - Ảnh: Internet

Hội chứng ống cổ tay xảy ra là do các bất thường trong giải phẫu ống cổ tay có vấn đề. Ống cổ tay là một đường hầm nhỏ có chức năng bảo vệ dây thần kinh giữa. Mặt nền và 2 bên thành của đường hầm là các xương cổ tay. Mái của đường hầm được che phủ bởi một dải dây chằng ngang.

Ở giữa chính là dây thần kinh giữa và các gân gấp các ngón tay lên bám vào cẳng tay. Toàn bộ cấu trúc này rất cứng nhắc nhưng dây thần kinh giữa là mềm mại nhất, nằm nông nhất nên dễ bị tổn thương nhất.

Dây thần kinh giữa chính là một trong những dây thần kinh chính của bàn tay. Chức năng của dây thần kinh giữa là cảm nhận cảm giác ở ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn và chịu trách nhiệm vận động cho các cơ xung quanh ngón tay cái. Vì vậy khi bị chèn ép các chức năng của dây thần kinh giữa bị hạn chế gây nên biểu hiện hội chứng ống cổ tay.

Nguyên nhân của hội chứng ống cổ tay

Hầu hết các trường hợp mắc hội chứng ống cổ tay rất khó xác định nguyên nhân cụ thể. Thường là do kết hợp của nhiều yếu tố. Dưới đây là một số yếu tố có nguy cơ gây nên tình trạng này:

Chấn thương và các bệnh lý về xương khớp

Những chấn thương về cổ tay, trật khớp làm xương nhỏ ở cổ tay bị biến dạng, vỡ sẽ khiến không gian trong ống cổ tay và gây nên áp lực cho dây thần kinh giữa.

Những người bị mắc các bệnh viêm khớp dạng thấp, ống cổ tay nhỏ cũng dễ bị hội chứng cổ tay.

Những chấn thương về cổ tay, trật khớp làm xương nhỏ ở cổ tay bị biến dạng, vỡ sẽ khiến không gian trong ống cổ tay và gây nên áp lực cho dây thần kinh giữa - Ảnh: Internet

Do môi trường, bệnh nghề nghiệp

Những người làm việc đánh máy tính trong một thời gian dài, nhân viên văn phòng, biên tập viên vận động viên bóng bàn, nghệ sĩ chơi đàn... với tính chất công việc sử dụng đôi tay nhiều cũng hay bị hội chứng ống cổ tay.

Độ tuổi, giới tính

Những người trẻ trên 35 tuổi, phụ nữ dễ mắc hội chứng cổ tay nhiều gấp 3 lần các đối tượng bình thường do họ sử dụng đôi tay nhiều hơn. Đặc biệt là ở phụ nữ độ tuổi mãn kinh có thai hoặc đang dùng thuốc tránh thai.

Di truyền

Một số chủng tộc có sự khác biệt về mặt giải phẫu ống cổ tay nhỏ thường có tỉ lệ người mắc hội chứng ống cổ tay cao hơn. Đây có thể là một yếu tố khá quan trọng.

Các bệnh lý đi kèm

Một số bệnh như béo phì, bệnh tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, suy thận và rối loạn chức năng tuyến giáp, viêm đa dây thần kinh, nhiễm độc rượu mãn tính... có thể liên quan đến hội chứng ống cổ tay.

Biểu hiện của hội chứng ống cổ tay

Bạn đã có thể hiểu được khái niệm về hội chứng ống cổ tay là gì và đang thắc mắc về biểu hiện của nó? Triệu chứng này khá dễ nhận biết. Đa số người bệnh đều nhận biết được biểu hiện của hội chứng ống cổ tay khi làm việc hoặc trong sinh hoạt hằng ngày. Một số biểu hiện đặc trưng có thể kể đến như:


Đa số người bệnh đều nhận biết được biểu hiện của hội chứng ống cổ tay khi làm việc hoặc trong sinh hoạt hằng ngày - Ảnh: Internet

- Đau và tê: các triệu chứng thường bắt đầu dần dần, dấu hiệu đầu tiên là tê, đau ở các ngón tay, một phần bàn tay hoặc sơn đâu cũng có thể lan đến cẳng tay.

- Cảm giác vùng cổ tay bị châm chích: Người bệnh cảm thấy vùng cổ tay, bàn tay có cảm giác buồn buồn châm chích giống như bị kiến bò rất ngứa và khó chịu. Các ngón trỏ và ngón giữa sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên.

- Cơn đau biểu hiện rõ hơn về ban đêm: Hầu hết mọi người khi ngủ đều gập tay làm tăng áp lực chèn ép lên dây thần kinh giữa. Vì vậy mà các biểu hiện của hội chứng ống cổ tay thường rõ nhất về đêm khi ngủ. Một số người có cảm thấy cảm giác cứng đơ tay vào nửa đêm về sáng.

- Yếu cơ: Một biểu hiện đặc trưng nữa là hiện tượng yếu cơ, tức là cảm giác cơ vùng ngón tay bị yếu đi khiến cho các hoạt động cầm nắm bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Hội chứng ống cổ tay có nguy hiểm không?

Hội chứng ống cổ tay không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nên những biến chứng và hậu quả nặng nề đến đôi tay, khó khăn trong việc hoạt động hằng ngày. Vì vậy nếu nghi ngờ mình bị hội chứng này thì nên đi khám. Đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ cao thì càng thường xuyên đi khám để phát hiện kịp thời.

Ngay khi bạn có cảm giác ngứa ra hoặc tê đau ở ngón tay thì nên nghĩ đến căn bệnh này. Nắm được các thông tin về bệnh không những giúp bạn sớm tìm kiếm được biện pháp y khoa phù hợp và còn điều chỉnh được các hoạt động hàng ngày để giảm được cảm giác khó chịu này.

Hội chứng ống cổ tay không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nên những biến chứng và hậu quả nặng nề đến đôi tay, khó khăn trong việc hoạt động hằng ngày - Ảnh: Internet

Điều trị hội chứng ống cổ tay

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị hội chứng ống cổ tay như: uống thuốc Tây, điều trị vật lý trị liệu, điều trị hội chứng ống cổ tay bằng Đông y hoặc phẫu thuật. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định một phương pháp phù hợp với người bệnh.

- Điều trị hội chứng ống cổ tay bằng Tây y: Bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng các loại thuốc kháng viêm tiêm tại chỗ để cải thiện triệu chứng. Phương pháp này có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng chứ không chữa dứt điểm khỏi bệnh. Bên cạnh đó nó còn gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến gan, mật, thận và hệ tiêu hóa của người bệnh.

- Điều trị hội chứng ống cổ tay bằng Đông y: Phương pháp này được nhiều người lựa chọn vì mang lại hiệu quả cao mà lại ít gây tác dụng phụ.

- Điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu: Chiếu đèn hồng quang, chiếu song viba... giảm sưng viêm và đau nhức. Đồng thời hỗ trợ bệnh nhân cử động chân tay, phục hồi khả năng lao động phù hợp với những bệnh nhân bị mất vận động, rối loạn cảm giác.

- Phương pháp phẫu thuật: Phương pháp này thường được các bác sĩ chỉ định sau khi các biện pháp can thiệp khác không đạt kết quả và triệu chứng ngày càng nặng. Mục tiêu sẽ là phẫu thuật ống cổ tay.

Sau phẫu thuật người bệnh có thể kết hợp bài tập cử động tay phù hợp hoặc tới các cơ sở vật lý trị liệu uy tín để giúp vết thương chóng lành, kích thích thần kinh phục hồi nhanh ơn giảm đau và teo cơ.

 

Phương pháp phẫu thuật: Phương pháp này thường được các bác sĩ chỉ định sau khi các biện pháp can thiệp khác không đạt kết quả và triệu chứng ngày càng nặng - Ảnh: Internet

Theo thống kê các kết quả điều trị có đến hơn 90% bệnh nhân phẫu thuật thành công và không có hiện tượng tái phát. Tuy nhiên phương pháp này chi phí cao và gây thương tích, để lại sẹo và nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật. Vì vậy bạn cần có một chế độ chăm sóc sau phẫu thuật ống cổ tay phù hợp mới có thể nhanh hồi phục và không để lại những biến chứng.

Phòng tránh nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay

Bạn có thể phòng ngừa hội chứng ống cổ tay bằng cách thay đổi một chế độ sinh hoạt và ăn uống phù hợp.

- Để cơ bắp nghỉ ngơi và thư giãn.

- Giữ ấm đôi bàn tay.

- Ăn thực phẩm giàu vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B.

- Ngồi và làm việc đúng tư thế.
- Tập các bài tập về cổ tay, rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên.




Tập các bài tập về cổ tay, rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên - Ảnh: Internet

Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đã hiểu được hội chứng ống cổ tay là gì rồi. Căn bệnh này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây nên những biến chứng khôn lường.

Vì vậy nếu bạn bị đau và có dấu hiệu của căn bệnh trên thì nên đi thăm khám các bác sĩ sớm để được phát hiện và điều trị kịp thời.