Thì là

Với mùi thơm đặc trưng, rau thì là thường được sử dụng làm loại rau gia vị, xuất hiện rất phổ biến trong những món ăn hàng ngày của người Việt Nam như món canh cá chua... Không chỉ được biết đến với khả năng giúp cho món ăn thơm ngon hơn, kích thích vị giác, rau thì là còn có rất nhiều công dụng trong việc cải thiện chức năng của hệ tiêu hoá.

Theo nghiên cứu, trong rau thì là có chứa hàm lượng rất lớn những khoáng chất như Vitamin C, mangan, vitamin B3, fennel, magie, sắt,… giúp xoa dịu dạ dày và hỗ trợ cho quá trình co bóp tiêu hóa thức ăn hiệu quả hơn.

Ảnh minh họa: Internet

Sữa chua

Bạn có thể điều trị loét dạ dày bằng cách ăn sữa chua. Sữa chua có chứa lactobacillus acidophilus, là chế phẩm sinh học, vi khuẩn "thân thiện" giúp duy trì sự cân bằng giữa các vi khuẩn tốt và có hại như H. pylori trong hệ thống tiêu hóa của bạn. Chế phẩm sinh học Probiotic có thể ngăn chặn nhiễm trùng do vi khuẩn H. pylori và giảm tác dụng phụ kháng sinh có thể xảy ra trong khi điều trị loét. Các loại thực phẩm khác có chứa probiotic bao gồm súp miso và thực phẩm từ đậu nành.

Rau chân vịt
 
Rau chân vịt (còn được gọi là rau bina) chứa nhiều chất xơ và cellulose, ăn nhiều loại rau này có thể cải thiện chức năng của đường ruột, ngăn ngừa bệnh táo bón. Người bị đau dạ dày khi ăn rau chân vịt giúp tăng nhu động đường ruột, từ đó thúc đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa thức ăn. Người bệnh sẽ tránh được triệu chứng đầy bụng, khó tiêu khi tích cực ăn rau chân vịt.

Ớt chuông đỏ

Theo nghiên cứu, có một hàm lượng lớn vitamin C có trong ớt chuông đỏ, có khả năng giúp bảo vệ dạ dày khỏi các vết loét ở các khía cạnh khác nhau và đóng vai trò quan trọng trong quá trình liền vết thương, trong đó có các vết loét ở dạ dày. Chính vì vậy, với những người thiếu vitamin C sẽ có khả năng dễ xuất hiện các vết loét hơn người bình thường.

Hạnh nhân

Điều trị loét dạ dày của bạn bằng cách ăn nhẹ thêm một số ít hạnh nhân. Hạnh nhân rất giàu vitamin B, protein và canxi có thể làm giảm triệu chứng loét và hỗ trợ trong quá trình phục hồi. Các loại thực phẩm khác có chứa vitamin B bao gồm các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, cải bó xôi, cải xoăn.

Ảnh minh họa: Internet
 
Khoai lang
 
Khoai lang giàu vitamin A, và có bằng chứng cho thấy điều này giúp hỗ trợ làm lành vết loét dạ dày cũng như đóng vai trò nhất định đối với việc phòng ngừa xuất hiện các vết loét. Các thực phẩm giàu vitamin A khác gồm có rau chân vịt, cà rốt, dưa vàng và gan bò.

Nhân sâm

Nhân sâm nổi tiếng với giá cả rất đắt vì chúng là loại thảo mộc có thể mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe như tăng cường khả năng miễn dịch và kiểm soát lượng đường trong máu... Không những vậy, nhân sâm còn có đặc tính chống viêm, nên việc sử dụng nhân sâm sẽ có thể giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng đường ruột và làm giảm sự hình thành của viêm loét dạ dày.

Ảnh minh họa: Internet