Hơ than sau sinh: Bác sĩ Nhi khoa cảnh báo coi chừng hại cả mẹ lẫn con
Có nên hơ than sau sinh?
Chị Hoa (28 tuổi, ngụ TP.HCM) chia sẻ, lúc chị gần sinh con đầu lòng thì mẹ chồng ở quê lên phụ chăm và bà cứ nhắc mãi về chuyện hơ than cho mẹ và con sau sinh. Chị và mẹ cũng có tranh luận về vấn đề này nhưng mẹ chồng mắng át đi và cho rằng "chị mới sinh nở lần đầu thì biết gì mà nói".
Theo mẹ chồng chị thì "các bác sĩ tây y họ nói vậy thôi, chứ mẹ vẫn thấy họ áp dụng cho người thân". Bà còn lấy mình làm dẫn chứng rằng bản thân mình đã sinh cả chục người con, đứa nào cũng được hơ than, ủ ấm kỹ lưỡng sau sinh nên giờ ai nấy cũng khỏe mạnh, cứng cáp.
Tương tự như trường hợp của chị Hoa, là câu chuyện của chị Quỳnh (30 tuổi, ngụ TP.Tây Ninh). Chị Quỳnh cũng vừa sinh được đứa con gái đầu lòng, vì lần đầu làm mẹ nên mẹ mách lại kinh nghiệm dân gian gì là chị cũng làm theo.
Sau khi từ bệnh viện về nhà, mặc dù mùa hè nóng như đổ lửa nhưng hai mẹ con chị vẫn phải nằm than suốt ròng rã suốt 1 tháng trời. Về phần con chị, hàng ngày được bà ngoại dùng tay bà để trên nồi than rồi áp lên vùng chóp đầu, mắt và rốn. Quan điểm của mẹ chị cho rằng, việc hơ than sẽ giúp mẹ bầu tránh được các triệu chứng đau đầu, nhức mỏi về sau và con trẻ sẽ khỏe mạnh hơn.
Coi chừng hại mẹ lẫn con
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM) cho biết, việc hơ than sau sinh cho mẹ và bé là phản khoa học. Các cơ quan của con trẻ, đặc biệt là hệ hô hấp của trẻ sơ sinh còn rất non yếu, thêm nữa trong khói than có khí carbon dioxide (CO2), đây là một loại khí độc không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.
Thông thường sau khi sinh, mẹ và trẻ sẽ luôn được nằm trong phòng kín gió, trong một không gian vốn ngột ngạt, khép kín như thế thì làm sao tránh khỏi mẹ và bé hít phải khí CO2.
Người lớn thường có sức khỏe tốt sẽ có thể chịu đựng được nhưng với trẻ sơ sinh thì xác xuất trẻ hít phải khói than rồi bị ngạt, gây ảnh hưởng đến thần kinh, não bộ là rất cao. Bên cạnh đó, còn có rất nhiều gia đình dùng lá trầu để hơ lên vết thương sau khi sinh của sản phụ để vết thương chóng lành và vùng trán, bụng của trẻ sơ sinh.
Theo BS Khanh, các bệnh viện đã tiếp nhận không ít trường hợp trẻ sơ sinh hoặc sản phụ phải cấp cứu với tình trạng bỏng, phồng rộp da, nhiễm trùng chỉ vì hơ than, đắp lá.
Sản phụ sau khi sinh chỉ cần vệ sinh vùng kín bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ, thay băng vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, mặc quần áo thoáng mát là được. Bên cạnh đó, mẹ cần duy trì chế độ ăn lành mạnh, trẻ sơ sinh chỉ cần được bú sữa mẹ đầy đủ, phơi nắng sáng và vệ sinh hợp lý thì sẽ khỏe mạnh. Ngược lại nếu trẻ không có sự chăm sóc hợp lý, không được ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng thì dù có hơ than trẻ vẫn ốm yếu.
Thực phẩm giúp trẻ cứng cáp hơn
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên rằng trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Để có nguồn sữa dồi dào cho con, các mẹ bỉm sữa có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày của mình các loại thực phẩm lợi sữa như thịt đỏ, rau đay, đu đủ, mồng tơi, rau ngót.
Với trẻ trên 6 tháng tuổi, trẻ cần ăn bổ sung vì nhu cầu năng lượng tăng. Vì từ 6 tháng tuổi năng lượng từ sữa mẹ chỉ đủ cung cấp khoảng 450kcal/ ngày, trong khi đó giai đoạn này trẻ cần khoảng gần 700kcal/ ngày.
Một lý do khác để mẹ cần tập ăn dặm cho trẻ ở thời điểm này là vì từ 6 tháng tuổi, lượng sắt dự trữ của trẻ từ trong bụng mẹ đã không còn. Do vậy thức ăn bổ sung sẽ là nguồn cung cấp hàm lượng sắt cần thiết để bù đắp khoảng thiếu hụt đó.
Cha mẹ cũng cần lưu ý, dạ dày con trẻ rất nhỏ, chỉ bằng thước một nắm tay của con. Vậy nên cha mẹ cũng đừng bắt trẻ phải ăn hết tất cả những gì mình chế biến. Nên chia nhỏ bữa ăn dặm của trẻ thành nhiều lần trong ngày. Đây cũng là cách cha mẹ kiểm tra xem sở thích và phản ứng của trẻ với thức ăn để từ đó cung cấp cho con thực đơn tối ưu nhất.
Một số thực phẩm cha mẹ nên thêm vào thực đơn ăn dặm hàng ngày như cá, lòng đỏ trứng, cải bó xôi, bí đỏ, cà chua, cà rốt, cải ngọt, bắp cải, củ cải, táo, cam… rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Cha mẹ cũng nên lưu ý thức ăn của bé trong giai đoạn này phải trơn, mịn để bé dễ ăn và không bị nghẹn.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...