Hiệu quả của vắc xin COVID-19 trong công tác phòng chống biến thể phụ XBB.1.5
Mức độ nguy hiểm của biến thể phụ?
Theo VietNamNet, đầu tháng 1, Sở Y tế TP.HCM cho biết kết quả giải trình tự gene phát hiện 3/52 mẫu phết họng của bệnh nhân Covid-19 có biến thể XBB trong tháng 12/2022. Các bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM. Sau đó, theo thông tin từ Bộ Y tế, hệ thống giám sát cũng ghi nhận sự xuất hiện của biến chủng XBB tại Tây Ninh.
Theo sau các biến thể Alpha, Beta, Gamma và Delta, đến nay, Omicron là biến thể dễ lây lan nhất của COVID-19.
Với biến thể mới, thế giới khả năng sẽ chứng kiến thêm những làn sóng lây nhiễm trên khắp các khu vực, nhưng “điều đó không nhất thiết đồng nghĩa với sự xuất hiện của làn sóng tử vong tiếp theo, vì các biện pháp đối phó như vaccine vẫn tiếp tục phát huy tác dụng", theo chuyên gia Van Kerkhove.
Tỷ lệ trên dự kiến sẽ tăng theo cấp số nhân trong những tuần tới khi XBB vượt trội so với các biến thể Omicron khác, điều này đã xảy ra ở khu vực New England (Mỹ).
Theo chuyên gia, các triệu chứng của XBB.1.5 dường như giống cảm lạnh hơn là cúm, đặc biệt là ở những người đã tiêm vaccine hoặc từng mắc COVID-19 trước đó, song còn quá sớm để khẳng định điều này.
Theo đại diện Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), một trong những nhiệm vụ xuyên suốt trong công tác phòng chống dịch COVID-19 là chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch, sự xuất hiện của các biến chủng mới.
Vắc xin COVID-19 vẫn là biện pháp tối ưu
Theo Tuổi Trẻ, đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam cho biết đến nay các nghiên cứu đang được tiến hành để hiểu rõ hơn về khả năng tránh miễn dịch của biến thể XBB. "Các nghiên cứu đang đánh giá khả năng vượt qua "lá chắn" bảo vệ do các loại vắc xin phòng COVID-19 hiện được cung cấp. Chưa có bằng chứng về mức độ nghiêm trọng do biến thể XBB gây ra.
Các biện pháp chẩn đoán và bảo vệ hiện tại vẫn có hiệu lực, bao gồm cả các vắc xin phòng COVID-19 được Tổ chức Y tế thế giới phê chuẩn.
Những loại vắc xin phòng COVID-19 này đã chống chọi tốt với các biến thể mới và vẫn có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa bệnh nặng và tử vong do COVID-19", bà Angela Pratt khẳng định.
Bà Angela Pratt cũng đánh giá từ năm 2022, Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn mà chúng ta gọi là giai đoạn "quản lý bền vững" dịch COVID-19.
Mặc dù COVID-19 vẫn đang lưu hành ở Việt Nam, nhưng không có dấu hiệu cho thấy các bệnh viện và dịch vụ y tế bị quá tải do các ca mắc COVID-19.
Theo đại diện Cục Y tế dự phòng, hiện vắc xin COVID-19 vẫn được đánh giá là biện pháp phòng bệnh, giảm nguy cơ chuyển nặng và tử vong.
Vì vậy, tiêm vắc xin phòng COVID-19 đầy đủ, đúng lịch đặc biệt quan trọng đối với các nhóm có nguy cơ cao bao gồm: người lớn tuổi, nhân viên y tế, người bị suy giảm miễn dịch, người có bệnh nền, giáo viên, phụ nữ mang thai và những người lao động thiết yếu.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....