Siêu âm chính là cách chính xác nhất để phát hiện tình trạng thai nhi bị dây rốn quấn cổ. Do đó, mẹ bầu cần đi siêu âm thai đúng định kỳ để phát hiện sớm nhất có thể, tránh nguy hiểm hoặc biến chứng có thể xảy ra.

Mức độ nguy hiểm của hiện tượng tràng hoa quấn cổ ở thai nhi

Tràng hoa quấn cổ thai nhi là hiện tượng thường gặp trong thai kì

Phần lớn, mẹ bầu nào cũng lo lắng về những nguy cơ có thể gặp phải trong quá trình sinh nở nếu em bé bị dây rốn quấn cổ vì sợ dây rốn sẽ thít cổ em bé, làm em bé bị ngạt thở. Tuy nhiên, em bé trong bụng mẹ nhận chất dinh dưỡng và oxy thông qua dây rốn chứ không phải bằng cách hít qua mũi và miệng. Nên điều này không đáng lo ngại. Hơn nữa, trong quá trình sinh, trong vòng 2 phút ngay sau khi chào đời, bác sĩ sẽ tiến hành cắt dây rốn cho bé vì lúc này dây rốn - bộ phận trung chuyển chất dinh dưỡng, đã không còn tác dụng.

Tuy nhiên, dây rốn thường có chiều dài trung bình dao động khoảng 50-60 cm. Khi dây rốn càng dài càng có thể làm tăng nguy cơ dây quấn cổ 1 vòng hoặc nhiều vòng hơn và có hiện tượng thắt nút. Sự chuyển động của bào thai sẽ khiến dây rốn căng ra và dài thêm, như vậy có thể vướng và quấn vào cổ em bé, gây nguy cơ tắc nghẽn mạch máu liên tục hoặc từng phần.

Một số trường hợp dây rốn quấn cổ gây nguy hiểm cho em bé khi dây quấn chặt, nhiều vòng thì có thể khiến em bé bị thiếu oxy, giảm nhịp tim trong lúc sinh. Nếu mẹ bầu không được theo dõi trong suốt thai kì thì khi sinh ra em bé có thể tử vong. Vì vậy, điều quan trọng là mẹ cần theo dõi trong suốt thai kì, nếu cần bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai để đảm bảo an toàn.

Làm sao để hạn chế tình trạng tràng hoa quấn cổ ở thai nhi?

Mẹ bầu nên mở nhạc nhẹ nhàng để bé nghe và không quá hiếu động

Thai nhi bị tràng hoa quấn cổ phần lớn do sự hiếu động của bé trong những tháng cuối của thai kỳ. Việc bé cử động và thay đổi vị trí thường xuyên có thể khiến dây rốn bị cuộn lại quấn quanh người, thường gặp là quanh cổ. Vì vậy nếu thấy thai máy bất thường từ tuần thứ 30 trở đi thì mẹ bầu nên đi thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần chú ý ăn uống đủ dinh dưỡng, tập luyện nhẹ nhàng, phù hợp, sinh hoạt điều độ. Ngoài ra hãy mẹ hãy chăm sóc thai trước khi sinh thích hợp với những không gian không quá ồn ào và bản nhạc không quá mạnh nhằm tránh kích thích thai nhi. Điều này sẽ làm giảm khả năng bị tràng hoa quấn cổ và hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Hiện tượng tràng hoa quấn cổ ở thai nhi sinh thường được không?

Mẹ bầu cần đi khám thai định kỳ để biết được tình trạng của thai nhi

Đa số, các trường hợp trẻ bị tràng hoa quấn cổ vẫn phát triển khỏe mạnh bình thường. Vì vậy, các mẹ vẫn có thể được bác sĩ chỉ định sinh thường. Tuy nhiên, với những trẻ bị dây rốn quấn quá chặt gây thiếu oxi, thiếu máu… rất có thể bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ. Do đó, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình hình thực tế của mẹ bầu và em bé trong bụng để đưa ra phương pháp sinh hợp lý.

Để em bảo an toàn cho mẹ và em bé sinh ra khỏe mạnh, thông minh, gia đình nên chọn sinh ở bệnh viện uy tín, nơi được trang bị cơ sở vật chất tốt cũng như bác sĩ có tay nghề, để đề phòng khi có những biến cố không mong muốn, sẽ kịp thời can thiệp.