Hiện tượng hồ huyết bánh nhau có gây nguy hiểm cho thai nhi?
Hiện nay, các bác sĩ chuyên khoa vẫn chưa tìm được nguyên nhân cụ thể gây ra hiện tượng hồ huyết bánh nhau hay còn gọi là tụ dịch màng nuôi. Thông thường, hiện tượng này sẽ xuất hiện khi thai nhi chưa đủ 22 tuần tuổi. Những phụ nữ trên 35 tuổi mang thai dễ gặp phải tình trạng này.
Hiện tượng hồ huyết bánh nhau là gì?
Hồ huyết bánh nhau ở một số vùng miền thì gọi là hồ huyết bánh rau đây là hiện tượng tụ máu tại khoảng không gian giữa nhau thai với tử cung. Khi dịch máu tụ lại và lớn dần sẽ khiến nhau thai bị bóc tách khỏi tử cung có thể dẫn các biến chứng như động thai, dọa sảy thai hoặc sinh non. Ngoài ra, hiện tượng này có thể ảnh hưởng đến lưu lượng tuần hoàn nhau thai và ảnh hưởng đến trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi, nếu tụ huyết nhiều thai nhi dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu cân.
Hầu hết, mẹ bầu biết được mình bị hồ huyết bánh nhau là do có dấu hiệu chảy máu âm đạo. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp không ra máu, tụ máu nhỏ chỉ được phát hiện qua siêu âm. Chính vì vậy, các mẹ bầu đi khám thai theo lịch hẹn của bác sĩ, để theo dõi sự phát triển của thai nhi, cũng như để phát hiện hiện tượng này sớm và có phương pháp can thiệp kịp thời.
Cách điều trị hồ huyết bánh nhau
Để điều trị hồ huyết bánh nhau, mẹ bầu cần đi khám sức khỏe tổng quát, bác sỹ mới có thể cân nhắc và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp được. Theo đó, tùy từng trường hợp hồ huyết bánh nhau mà có cách điều trị khác nhau, có thể sẽ tiêm hoặc uống thuốc nội tiết kết hợp giảm co theo chỉ định của bác sĩ.
Phần lớn, trong 3 tháng đầu, tụ huyết nhau thai 5mm thì mẹ bầu không cần phải quá lo lắng. Chỉ khi nào bị tụ dịch màng nuôi 8x12mm kèm theo triệu chứng đau bụng hoặc ra máu âm đạo thì mới đang lo ngại. Lúc này mẹ cần đi đến bệnh viện để thăm khám ngay, bác sĩ theo dõi tình hình. Trong thời gian này, mẹ bầu cũng phải nghỉ ngơi thật nhiều, tránh đi lại, lao động nặng, hoạt động mạnh quá sức, để khiến khối tụ dịch không phát triển to thêm gây nguy hiểm. Đồng thời, mẹ bầu cần tăng cường bổ sung nước hoa quả và rau củ để dễ tiêu, tốt cho sức khỏe, cải thiện chế độ ăn uống với nhiều rau xanh, uống nhiều nước để tránh táo bón. Thông thường, sang tháng thứ 4 hiện tượng này sẽ hết nếu mẹ làm đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Do đó, các mẹ không nên quá lo lắng, bởi lo lắng sẽ càng khiến tình trạng thêm tồi tệ hơn.
Bị hồ huyết bánh nhau nên sinh thường hay sinh mổ?
Phần lớn, đối với những thai phụ gặp phải tình trạng hồ huyết bánh nhau, bác sĩ sẽ khuyên các mẹ nên lựa chọn phương pháp sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con. Bởi tình trạng này có thể khiến thai phụ chảy máu khó kiểm soát khi sinh, khi sinh mổ bác sĩ sẽ dễ dàng xử trí hơn khi sinh thường. Vì vậy, để kiểm soát được các biến chứng có thể xảy ra người người mẹ nên lựa chọn phương án sinh mổ sẽ tốt hơn.
Hy vọng với những thông tin trên đây phần nào đã giúp các chị em hiểu hơn về hiện tượng hồ huyết bánh nhau, để có sự quan tâm đúng mức, giúp mẹ bầu có thời gian thai kỳ khỏe mạnh và thai nhi phát triển bình thường.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.