Nguyên nhân đau bụng lâm râm quanh rốn khi mang thai

Trong suốt quá trình mang thai người mẹ luôn phải cẩn trọng trước sự xuất hiện của mọi cơn đau bất thường, điển hình là đau bụng trên rốn khi mang thai. Mỗi thai phụ sẽ có biển hiện, mức độ và nguyên nhân khác nhau. Cơn đau có thể diễn ra bất kỳ thời điểm nào trong thời kỳ mang bầu.

Đau bụng trên rốn khi mang thai là hiện tượng bình thường hay bất thường? - Ảnh minh họa: Internet

Những nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:

Da và cơ bắp ở vùng bụng bị căng ra: Trong thời kỳ mang thai, để có đủ không gian cho thai nhi có thể phát triển một cách bình thường, da cùng với cơ ở vùng bụng sẽ phải căng ra hết mức khiến phụ nữ có cảm giác khó chịu và đau nhói. Đây là nguyên nhân lý giải vì sao phụ nữ có thai tháng đầu bị đau bụng trên rốn.

Áp lực ở tử cung: Khi thai nhi ngày càng phát triển sẽ khiến cho tử cung bị mở rộng và gây ra áp lên rốn cùng với vùng bụng. Đặc biệt mẹ bầu sẽ đau bụng trên rốn khi mang thai 3 tháng cuối, thời kỳ mà thai nhi phát triển nhanh chóng.

Thoát vị rốn: Đâu là một tình trạng xảy ra rất phổ biến ở trẻ em. Tuy nhiên, tình trạng thoát vị rốn cũng có thể xuất hiện ở phụ nữ mang thai do tăng áp lực ổ bụng khi tăng cân quá nhiều. Khi rốn ma sát với quần áo có thể gây khó chịu thậm chí gây đau cho mẹ bầu. Tình trạng này có thể tự biến mất sau khi sinh hoặc sau khi trải qua một cuộc tiểu phẫu.

Do áp lực của thai nhi lên thành bụng là một trong những nguyên nhân khiến bà bầu đau bụng vùng trên rốn khi mang thai - Ảnh minh họa: Internet

Như vậy, đau bụng lâm râm quanh rốn khi mang thai là trường hợp phổ biến đối với mẹ bầu và sẽ tự động biến mất sau khi sinh. Tuy nhiên, đau bụng vùng trên rốn khi mang thai có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của những chứng bệnh sau, mẹ bầu cần hết sức chú ý.

Dư thừa axit trong dạ dày: Do chế độ ăn uống không khoa học, thường xuyên sử dụng các thực phẩm, hoa quả có vị chua làm tăng tình trạng axit trong dạ dày. Thường biểu hiện của chứng bệnh này là chị em sẽ đau thượng vị ợ hơi, ợ chua, bụng thường xuyên khó chịu, ăn không tiêu và có thể nôn do trào dịch axit.

Đau dạ dày: Triệu chứng đau bụng trên rốn khi mang thai thường được các bác sĩ chẩn đoán là do viêm loét dạ dày, đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản. Trong đó bệnh trào ngược dạ dày thường gặp nhất do bào thai ngày càng phát triển, gây chèn ép lên vùng bụng ảnh hưởng đến hoạt động co bóp, tiêu hoá thức ăn, làm tăng áp lực lên dạ dày và gây ra bệnh trào ngược dạ dày.

Nhiễm trùng đường ruột: Khi mang thai cơ thể phụ nữ có hệ thống miễn dịch yếu hơn nên dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây bệnh. Nhiễm trùng đường ruột không chỉ khiến tử cung bị co thắt mà còn ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Biểu hiện rõ ràng của bệnh là đau bụng kèm tiêu chảy, buồn nôn, người mệt mỏi, sốt cao…

Tình trạng đau bụng khi mang thai có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý về đường tiêu hoá, cần phải điều trị kịp thời - Ảnh minh họa: Internet

Viêm đại tràng: Khi hiện tượng đau bụng trên rốn khi mang thai đi kèm với một số triệu chứng như khó tiêu, ợ hơi, táo bón thì có thể bạn đang có nguy cơ bị viêm đại tràng cấp tính.

Có vấn đề về gan và mật: Gan và mật tham gia vào quá trình tiêu hoá. Khi mẹ bầu bị đau tức vùng bụng trên dữ dội, toát mồ hôi, cơ thể nóng lạnh bất thường tức là dạ dày đã bị chi phối các bệnh về gan và mật như viêm túi mật, sỏi mật, hoặc viêm gan...Đây đều là bệnh nguy hiểm với phụ nữ mang thai cần có sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa.

Tiền sản giật: Có thể bạn sẽ rất bất ngờ nếu biết bà bầu đau bụng trên là dấu hiệu cảnh báo của tiền sản giật. Tiền sản giật thường xuất hiện ở thai phụ đa ối, mẹ bầu trên 35 tuổi hoặc có tiền sử cao huyết áp...Các biểu hiện chính của bệnh là tăng huyết áp, phù nền tay hoặc chân, người mệt mỏi, lờ đờ, buồn nôn, đau bụng...

Các cơn đau bụng trên rốn khi mang thai thường khiến các mẹ bầu mệt mỏi, lo lắng, chán ăn, ăn không ngon, mất ngủ, từ đó dẫn đến suy nhược cơ thể, thiếu chất. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến thai nhi, gây còi xương, suy dinh dưỡng, cơ thể phát triển không khỏe mạnh khi sinh ra.

Nên làm gì khi đau bụng trên rốn khi mang thai?

Nếu bạn gặp tình trạng đau bụng trên rốn khi mang thai, đau nhẹ từng cơn thì có thể cải thiện bằng những cách sau:

Mẹ bầu nên nằm nghỉ ngơi, thư giãn, tránh căng thẳng là cách làm giảm các cơn đau bụng khi mang thai - Ảnh minh họa: Internet
  • Mặc quần áo rộng rãi, mềm mại, tốt nhất là nên dùng vải bông hoặc vải mềm để tránh quần áo cọ xát vào bụng.
  • Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để tránh bị đầy bụng sẽ khiến cơn đau quanh rốn trầm trọng hơn.
  • Có thể tắm nước ấm hoặc dùng túi nước ấm chườm nhẹ lên vùng bụng trên gần ngực, tránh chườm trực tiếp để giảm đau.
  • Nằm nghỉ ngơi, thư giãn, không làm việc quá sức, tránh căng thẳng, mệt mỏi hoặc lo lắng quá mức. 
  • Có thể uống nhiều nước và thay đổi chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp để xoa dịu cơn đau.

Trong trường hợp bà bầu bị đau bụng trên từng cơn, quá sức chịu đựng của mẹ và có khuynh hướng tăng hoặc đi kèm theo các biểu hiện bất thường như ra huyết âm đạo, sốt cao, nôn ói…nhất thiết mẹ phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và xác định nguyên nhân, tìm hướng điều trị để không ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bảo đảm an toàn cho thai nhi.

Nếu tình trạng đau bụng kéo dài và kèm theo các dấu hiệu bất thường khác, mẹ nên nhờ sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa - Ảnh minh họa: Internet

Dù đau bụng trên rốn hay bất kỳ vị trí đau nào, mẹ cũng cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Điều chỉnh chế độ và thức ăn hợp lý dành cho mẹ bầu, bổ sung nhiều chất xơ bằng cách ăn thật nhiều rau củ tươi, cung cấp nguồn vitamin và khoáng chất từ trái cây như cam, bưởi,… không ăn đồ cay và nóng, không sử dụng chất kích thích và có gas, những thực phẩm không rõ nguồn gốc, kém vệ sinh,… Không nên ăn quá tối, ăn chậm nhai kỹ và mẹ bầu nên bổ sung nhiều nước lọc hoặc nước đã đun sôi trong suốt thai kỳ.
  • Kiêng quan hệ vợ chồng ở thời kỳ đầu thai kỳ vì dễ gây đau bụng quanh rốn và ảnh hưởng đến thai nhi. 
  • Mẹ bầu nên lựa chọn tư thế ngủ nằm nghiêng sang bên trái, đầu gối cao để không làm tăng áp lực lên vùng bụng, giảm tình trạng khó tiêu, ợ hơi cũng như đảm bảo cho thai nhi được an toàn.
  • Vận động nhẹ nhàng tăng cường thể chất. Luyện tập thể dục vào buổi sáng như đi bộ thư giãn, bổ trợ các bài tập yoga dành cho phụ nữ mang thai.
Chị em phụ nữ nhớ quan tâm đến chế độ dinh dưỡng khi mang thai để mẹ và bé cùng khoẻ mạnh - Ảnh minh họa: Internet

Đau bụng trên rốn khi mang thai là một trong những triệu chứng thường gặp, nếu bệnh chỉ xảy ra trong thời gian ngắn thì không sao. Nhưng nếu kéo dài lâu ngày kèm theo những triệu chứng khác thì các mẹ bầu nên thăm khám kịp thời để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.