Hiểm họa khó lường từ việc đốt than sưởi ấm
Mới đây nhất, ngày 4/12, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh tiếp nhận 3 bệnh nhân trong một gia đình gồm bà H.T.H. (59 tuổi), chị N.T.T.T. (27 tuổi) và bé sơ sinh khoảng 15 ngày tuổi, đều trú ở xã Ích Hậu (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) trong tình trạng khó thở, ý thức lơ mơ do hậu quả của việc đốt than, củi để sưởi ấm trong phòng kín.
Sau khi tiếp nhận, các bác sĩ khoa Cấp cứu chống độc đã cấp cứu theo phác đồ điều trị ngộ độc khí CO. Bà H. có dấu hiệu tiến triển nặng hơn nên được chuyển lên tuyến trên. Riêng cháu bé sơ sinh đang được cho thở oxy và tiếp tục theo dõi, điều trị.
Theo gia đình nạn nhân, sáng 4/12, người nhà phát hiện các nạn nhân nằm bất tỉnh trên giường trong căn phòng rộng khoảng 10m2, đóng kín cửa, bên cạnh có một chậu than đang ấm.
Một sự việc khác, cách đây 1 năm, người thân khi qua nhà của anh N.Đ.P. (34 tuổi, trú thôn Bình Vinh, xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) phát hiện anh P. cùng vợ là chị N.T.B. (34 tuổi) và con trai mới sinh được hơn 23 ngày tuổi nằm bất tỉnh trong phòng ngủ.
Sau khi phát hiện sự việc, vợ chồng anh P. và cháu bé được người thân đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh. Bác sĩ xác định các bệnh nhân bị ngộ độc khí CO.
Theo người nhà bệnh nhân, do thời tiết mưa lạnh nên vợ chồng anh P. có đốt than sưởi ấm trong phòng ngủ. Đây là nguyên nhân khiến vợ chồng anh P. và con trai mới sinh bị ngộ độc khí CO.
Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuyến - Khoa Cấp cứu - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh cho biết, hiện nay, thời tiết bắt đầu chuyển lạnh, nhu cầu sưởi ấm của người dân tăng cao, nhất là người già, trẻ em và phụ nữ mới sinh. Do sưởi ấm trong phòng kín nên nguy cơ ngộ độc khí CO rất là cao. Thực tế, hàng năm vào mùa lạnh, khoa tiếp nhận, cấp cứu nhiều ca bị ngộ độc khí.
Để phòng tránh ngộ độc khí CO, các chuyên gia chống độc khuyến cáo người dân tuyệt đối không đốt than, củi và dùng gas đun nấu, sưởi ấm trong phòng kín. Thay vì sử dụng than, củi, gas để sưởi ấm trong phòng, người dân có thể sử dụng nhiều biện pháp giữ ấm khác như dùng đèn sưởi, quạt sưởi bằng điện; mặc đủ ấm, sử dụng chăn đệm, che chắn để tránh gió lùa...
Khi nghi ngờ nạn nhân có tiếp xúc với khí CO như lò sưởi, bếp than, cần nhanh chóng mở các cửa, khẩn trương đưa nạn nhân ra khỏi khu vực nhiễm độc và đưa nạn nhân đến cấp cứu ở cơ sở y tế gần nhất để được xử trí và điều trị kịp thời, vì khi ngộ độc mức độ CO trên 60% thì tỷ lệ hôn mê và tử vong cao.
Bản thân người đến cấp cứu nạn nhân cũng phải chú ý đảm bảo an toàn cho mình, đồng thời nhanh chóng gọi người khác hỗ trợ, gọi cấp cứu y tế. Nếu bệnh nhân thở yếu hoặc ngừng thở, phải tiến hành ngay việc thổi ngạt bằng hô hấp nhân tạo miệng - miệng hay miệng - mũi. Nếu nạn nhân không còn tỉnh thì đặt bệnh nhân nằm nghiêng ở tư thế an toàn rồi vừa hà hơi thổi ngạt, vừa nhanh chóng chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí đúng cách và kịp thời. Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuyến khuyến cáo.
Người dân cần trang bị các thiết bị sưởi ấm an toàn thay vì đốt than, đốt củi để sưởi ấm. Ở những vùng kinh tế khó khăn chưa trang bị được các loại máy móc hiện đại, người dân cũng không nên sử dụng than củi, than tổ ong để đốt và sưởi ấm trong phòng kín.
Nếu thời tiết quá lạnh, buộc phải sử dụng than thì chỉ sử dụng trong thời gian ngắn, cần mở hé cửa để bảo đảm thông khí và chỉ sưởi ấm khi mọi người còn thức; không dùng sưởi qua đêm và đóng kín cửa phòng.
Trong trường hợp phát hiện có nạn nhân bị ngộ độc khí than, người nhà cần khẩn trương làm thông thoáng không khí bằng cách mở rộng cửa. Phải mang khẩu trang ẩm, nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nơi nguy hiểm.
Ngoài ra, để bảo vệ sức khỏe người dân, các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo một số biện pháp an toàn để làm ấm cơ thể trong mùa lạnh như: Thường xuyên tập luyện thể thao; thêm gia vị vào các món ăn như gừng, tiêu, tỏi; sử dụng trà quế, trà gừng, vừa giữ ấm cơ thể, vừa làm tăng sức đề kháng hiệu quả; sử dụng các thiết bị sưởi ấm an toàn hơn.
Cục Quản lý môi trường, Bộ Y tế
Biến chatbot AI thành người tình
Những mối quan hệ ảo có thể giúp người trẻ xoa dịu nỗi cô đơn, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều...
Trào lưu 'thay đầu' vô thực gây tranh cãi tại Trung Quốc
Những màn "lột xác" 180 độ của nhiều người có sức ảnh hưởng trên MXH tạo ra làn sóng thay...
Bức ảnh ăn mừng ly hôn gây 'bão mạng' Trung Quốc
Nổi lên từ tháng 9, dịch vụ chụp ảnh ly hôn đang trở lại Trung Quốc, thu hút sự chú...
Chênh lệch dịch vụ y tế giữa đô thị và nông thôn gia tăng bất bình đẳng xã hội
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, chênh lệch trong dịch vụ y tế giữa đô thị và...