Hè này được cảnh báo nắng nóng cực gắt, bác sĩ chỉ dẫn 3 đúng - 3 sai khi uống nước trong mùa hè
Ngày 3/4, Bộ Y tế đã gửi công văn đến các tỉnh, thành phố trong cả nước về việc dự phòng bảo vệ sức khỏe cộng đồng, người lao động trước tác động của nắng nóng, hạn hán.
Theo Bộ Y tế, năm 2024, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino dẫn đến nước ta có nhiều đợt nắng nóng kéo dài và gay gắt. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, người lao động nhất là những người phải tiếp xúc với nhiệt độ cao có thể gây mất nước, kiệt sức, thậm chí đột quỵ do sốc nhiệt.
Nên che chắn khi đi ra ngoài trời nắng nóng. Ảnh minh họa.
Để chủ động bảo vệ sức khỏe trong mùa nắng nóng, Bộ Y Tế khuyến cáo, người dân cần chủ động phòng bệnh cho mình bằng cách, hạn chế đi ra ngoài trời nắng, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Với những người làm việc trong phòng điều hòa không nên đi ra ngoài trời nắng đột ngột, mà cần có khoảng thời gian thích nghi để tránh bị sốc nhiệt. Cùng với đó, người dân cần uống 1,5 - 2 lít nước/ngày và phải uống đều để tránh ảnh hưởng sức khỏe
Bác sĩ Trần Thị Phương Thảo, Bệnh viện Y Đại học Y Dược TP.HCM, cũng cho rằng nếu phải đi ngoài đường giữa trời nắng nóng hoặc phải tiếp xúc quá lâu dưới trời nắng nóng, chúng ta cần che chắn bằng mũ/nón, áo khoác, khẩu trang, gang tay, kính râm… và cần cung cấp đủ nước cho cơ thể.
Tuy nhiên, làm sao để uống đủ nước, nên uống loại nước nào là điều rất nhiều người quan tâm. Theo bác sĩ Thảo, cơ thể chúng ta có khoảng 60% là nước. Vì vậy, nước đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cho tất cả hệ thống cơ thể hoạt động tốt. Do đó, việc uống nước đủ và đúng trong ngày nắng nóng càng trở nên cần thiết. Nguyên tắc uống nước đúng thì cần phải đúng - đủ - đều, theo cách như sau:
Uống đủ nước là cách giúp chúng ta bảo vệ sức khỏe giữa những ngày nắng nóng. Ảnh minh họa.
Uống nước đúng
Theo bác sĩ Thảo, mùa nắng nóng thì nên giữ thói quen uống nước lọc, tốt nhất nên uống nước nước 10-30 độ C. Chúng ta không nên uống nước lạnh sau khi đi ngoài nắng vì dễ khiến cơ thể bị sốc, đau họng, khó chịu đường tiêu hóa, tiêu chảy...
Cần hạn chế sử dụng trà, cà phê, bia, rượu, nước mát để giải nhiệt. Bác sĩ Thảo khuyến cáo, loại nước này có tác dụng lợi tiểu, do đó dễ khiến cơ thể đối diện với nguy cơ mất nước. Tốt nhất chỉ nên muốn uống 1 ly trà, hãy uống thêm 2 ly nước lọc để bổ sung.
Uống đủ nước
Chuyên gia khuyến cáo, uống quá nhiều hoặc quá ít nước đều có hại cho cơ thể. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lượng nước cơ thể cần, bao gồm tuổi tác, giới tính, mức độ hoạt động và sức khỏe tổng thể. Ví dụ, phụ nữ có thai và đang cho con bú, người làm việc dưới tiết nắng nóng... cần nhiều nước hơn.
Thông thường phụ nữ cần khoảng 9 ly nước/ngày và đàn ông khoảng 12,5 ly/ngày để giúp bổ sung lượng nước bị mất (mỗi ly khoảng 250 ml). Một dấu hiệu để biết bản thân đang uống đủ nước là quan sát màu nước tiểu. Nếu nước tiểu luôn có màu vàng nhạt nghĩa là bạn đang uống đủ nước.
Tốt nhất, chúng ta nên uống nước lọc giữ thời tiết nắng nóng. Ảnh minh họa.
Uống nước đều đặn, không uống quá nhiều vào một lúc
Do trời nắng nóng, cơ thể tiết nhiều mồ hôi. Nếu uống quá nhiều nước trong thời gian ngắn sẽ làm tăng tiết mồ hôi, gây nguy cơ mất các chất điện giải như natri, kali... Đặc biệt, khi vừa tập thể dục, chạy hay làm việc nặng... không nên uống quá nhiều nước một lúc. Nên uống từ từ, từng ngụm, rải đều trong ngày, không đợi đến khi khát nước mới uống.
Ngoài ra, cần bổ sung thêm các loại rau, trái cây có hàm lượng nước cao (70-100%), giàu vitamin cho bữa ăn hàng ngày như dưa hấu, dâu tây, chuối, nho, cam, lê, dứa, rau diếp, bắp cải, cần tây, rau bina, bí, cà rốt, bông cải xanh...
3 điều nên tránh khi uống nước trong mùa hè
Dùng nhiều nước đá
Khi nóng bức, bạn thường thích uống nước đá cho đã cơn khát và làm dịu cơ thể. Tuy nhiên, uống nhiều đá lạnh sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Đá lạnh không phải là nguyên nhân gây viêm họng, nhưng nếu đá lạnh không bảo đảm vô khuẩn rất dễ khiến mắc các bệnh viêm họng. Đó là lý do mà rất nhiều người, đặc biệt là trẻ em sau khi uống nước lã lại bị viêm mũi họng.
Uống nhiều nước sau khi vận động
Sau khi vận động, cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi nên bạn cảm thấy rất khát nước và có nhu cầu uống lượng nước lớn. Tuy nhiên, uống nước quá nhiều ngay sau khi vận động sẽ gây gánh nặng cho tim. Ngoài việc uống lượng nước lớn cùng lúc đã không tốt, thì ngay sau khi vận động tim vẫn đang phải hoạt động mạnh để bơm máu đi khắp cơ thể. Nếu uống nhiều nước cùng lúc sẽ gây loãng máu. Cả hai điều kiện cùng gây áp lực cho tim sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến hệ tuần hoàn và tim.
Uống quá nhiều nước
Mặc dù mùa hè cần một lượng nước nhiều hơn so với mùa đông, uống quá nhiều nước cũng gây quá tải cho da trong việc thải các sản phẩm chuyển hóa qua mồ hôi. Mỗi ngày, dù nóng đến đâu cũng chỉ nên uống lượng nước vừa đủ, như cách tính đã hướng dẫn ở trên.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....