Hậu COVID-19: Hàng loạt ca trầm cảm thể nặng phải nhập viện ở TPHCM
Ngày 21/12, đại diện Sở Y tế TPHCM cho biết, số người mắc bệnh trầm cảm sau giai đoạn dịch COVID-19 bùng phát đang có xu hướng gia tăng trong cộng đồng.
Đơn cử: Tháng 8/2021, ông N.V.B (60 tuổi, ngụ tại Quận 8, TPHCM) mắc COVID-19 phải chuyển đến bệnh viện điều trị trong tình trạng nguy kịch. May mắn được cứu sống nhưng sau khi trở về gia đình ông có biểu hiện bất ổn về tâm lý và sa sút trí nhớ.
Bị ám ảnh sau thời gian nằm viện điều trị, ông B thường xuyên rơi vào hoảng loạn, lo âu. Thời gian gần đây, ông B còn có ý định kết thúc sự sống của chính mình.
Trước diễn biến sức khỏe tâm thần ngày càng bất ổn của người thân, gia đình ông B đã nhờ sự hỗ trợ của Trung tâm Cấp cứu Trầm cảm. Hiện nay, bệnh nhân đã được chuyển đến Bệnh viện Tâm thần TPHCM theo dõi, điều trị, nhằm ngăn chặn khuynh hướng tự tử.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trong năm đầu tiên của đại dịch COVID-19, tỷ lệ người dân mắc chứng lo âu và nặng hơn là bị trầm cảm trên toàn cầu đã tăng lên 25%.
TPHCM là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19 với hơn 621.000 trường hợp mắc, trong đó có gần 20.500 ca tử vong. Sau đại dịch, số người mắc bệnh trầm cảm trong cộng đồng và số ca tự tử đang có xu hướng gia tăng.
Trước tình hình trên, từ ngày 15/9/2022 thành phố đã triển khai phương án chăm sóc sức khỏe tâm thần cho cộng đồng giai đoạn hậu COVID-19. Ngành Y tế TPHCM đã triển khai thí điểm mô hình “Cấp cứu trầm cảm” với sự phối hợp giữa Trung tâm Cấp cứu 115 và Bệnh viện Tâm thần.
Đây là phương án hỗ trợ, can thiệp cho những trường hợp bị rối loạn tâm thần từ mức độ nhẹ đến trung bình và đáng ngại nhất là thể nặng. Bên cạnh đường dây nóng cấp cứu 115, ngành y tế đã triển khai thêm đường dây nóng 1900 1267 giúp người dân kết nối với các chuyên gia tâm thần của thành phố.
Theo số liệu được Sở Y tế TPHCM công bố ngày 21/12, sau hơn 3 tháng triển khai mô hình “Cấp cứu trầm cảm”, ngành y tế đã tiếp nhận 94 cuộc gọi yêu cầu hỗ trợ tư vấn và cấp cứu tâm thần.
Trong số các trường hợp cần hỗ trợ, có 40 bệnh nhân được Trung tâm Cấp cứu 115 tiếp cận và đưa đến Bệnh viện Tâm thần điều trị. Hầu hết trường hợp nhập viện mắc chứng trầm cảm ở thể nặng có xu hướng tìm đến cái chết.
Trước tình hình bệnh trầm cảm hậu COVID-19 gia tăng, Sở Y tế TPHCM khuyến cáo cộng đồng khi phát hiện người có dấu hiệu trầm cảm nặng hãy gọi đến số 115 của Trung tâm Cấp cứu 115 TPHCM hoặc số 19001267 của Bệnh viện Tâm thần thành phố. Sau khi tư vấn, sàng lọc, đội cấp cứu sẽ tiếp cận, thuyết phục bệnh nhân và chuyển đến bệnh viện điều trị. Tùy mức độ bệnh của từng trường hợp, bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị nội trú hoặc ngoại trú. Thời gian điều trị có thể từ 6 tháng đến 2 năm hoặc kéo dài hơn.
Những thực phẩm tốt cho răng mà bạn nên bổ sung
Để tăng cường sức khỏe răng miệng và ngăn ngừa các bệnh nha khoa, bạn nên bổ sung những thực...
Tôm kỵ với thực phẩm nào? Những điều nên tránh khi ăn tôm
Tôm là loại hải sản được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, tôm kỵ với gì thì không phải ai...
Bụng biến dạng sau khi chi 110 triệu đồng để hút mỡ, tạo hình
Chấp nhận chi số tiền lớn để làm đẹp, song người phụ nữ ở Hà Nội lại nhận được kết...
Cô gái phải cấp cứu vì một vết đốt nhỏ ở vị trí nhạy cảm
Bác sĩ Hà Việt Huy cho biết bệnh nhân bị mò đốt ở vị trí nhạy cảm, thuộc bộ phận...