Hai kỹ năng cơ bản bố mẹ giúp con điều tiết cảm xúc
Con đau khổ vì bị bạn thân tẩy chay
Chị Hà Anh ở Hà Nội kể rằng, chuyện xảy ra cách đây không lâu với bé Su, con gái chị. Sự việc xảy ra đó là người bạn của bé Su đã lấy một món đồ chơi của một đứa trẻ khác mang đi giấu. Bé Su biết được chuyện đó nên đã lấy món đồ chơi bị giấu đó mang trả lại đúng chủ. Và kết quả là, người bạn của bé Su đã nổi điên và nói rằng, không làm bạn với bé Su nữa. Chuyện đó khiến bé Su buồn bã suốt cả ngày ở trường. Khi chị Hà Anh đến đón con, bé Su đã khóc òa lên khi thấy mẹ.
Ôm con vào lòng, chị Hà Anh vỗ về an ủi một lúc rồi chở con về nhà. Về nhà, khi con đã vui vẻ trở lại, chị Hà Anh bắt đầu hỏi chuyện thì mới vỡ lẽ nguyên nhân khiến cho con gái mình đau khổ như vậy. Chị liền khen con dũng cảm và làm một việc rất đúng đắn. Sau đó chị khơi gợi và nói chuyện với bé để bé hiểu rằng, bé đã phải đứng giữa hai sự lựa chọn quả thực là rất khó khăn và bé đã làm được một việc tuyệt vời.
Tuy nhiên, thông qua câu chuyện này, chị Hà Anh thấy rằng, cần phải dạy con những kỹ năng để xử lý những cảm xúc trong các mối quan hệ xã hội, cụ thể ở đây là kỹ năng xử lý cảm xúc với những người bạn của bé. Nhưng theo chị Hà Anh, đây là một việc không hề dễ dàng gì, nên chị đã đem câu chuyện này đến gặp chuyên gia.
Cung cấp kỹ năng giúp trẻ điều tiết cảm xúc
Theo TS tâm lý Nguyễn Thị Kim Quý, Hội tâm lý giáo dục Việt Nam, sự phát triển cảm xúc xã hội của trẻ em bắt đầu sớm và phụ thuộc vào sự tương tác của bố mẹ với chúng ngày này qua ngày khác. Dạy con điều chỉnh cảm xúc sẽ giúp con cái chúng ta đưa ra quyết định đúng khi bố mẹ không ở bên. Mong muốn này của các bậc phụ huynh là hoàn toàn chính đáng.
Theo các chuyên gia tâm lý, học tập cảm xúc xã hội cần sự nhất quán thông qua các hành động và lời nói của bố mẹ để giúp trẻ em phát triển các kỹ năng cho phép chúng điều hướng thế giới xung quanh. Có hai hoạt động căn bản để dạy những điều cơ bản về điều tiết cảm xúc cho trẻ mà các bậc cha mẹ cần làm đó là giúp trẻ tự nhận thức và tự quản lý cảm xúc của chúng.
Đây là hai kỹ năng cần thiết nhất để cha mẹ bắt đầu cung cấp cho con các công cụ thiết yếu để giúp con trẻ quản lý các tình huống khó khăn đến với chúng.
Giúp trẻ tự nhận thức được cảm xúc bằng việc đặt tên cho chúng: Tự nhận thức là khả năng của chúng ta để nhận ra cảm xúc của chính chúng ta. Điều này bao gồm việc có thể nhận thấy những thay đổi trong suy nghĩ và cơ thể của chúng ta là dấu hiệu của cảm xúc và có thể gắn nhãn cảm xúc của chúng ta.
Khi chúng ta tức giận, cáu gắt, sợ hãi hoặc lo lắng, não của chúng ta nghĩ rằng chúng ta đang ở trong một tình huống nguy hiểm và cơ thể chúng ta thay đổi để giải quyết mối nguy hiểm tiềm tàng này.
Theo các chuyên gia, một số thay đổi của cơ thể khi gặp cảm xúc mạnh sẽ có những biểu hiện như: Nhịp tim nhanh hoặc thở dồn dập hơn, mặt đỏ, nghiến răng, nắm chặt tay, lên giọng, cơ bắp căng lên, đau dạ dày, đau đầu, cảm thấy lo lắng…
Khi con bạn nhận thấy những thay đổi này đối với cơ thể, chúng có thể xác định dòng cảm xúc của mình một cách tốt hơn. Để giúp con điều tiết được cảm xúc, hãy giúp các bé gắn nhãn cảm xúc của chúng (đặt tên cho nó để chế ngự nó). Làm mẫu bằng cách dán nhãn cho cảm xúc của bố mẹ khi bố mẹ nói chuyện. Để thực hiện điều này, ban đầu có thể cảm thấy hơi khó xử, nhưng nếu một lần bạn đọc lên cảm xúc của chính bạn, bạn sẽ giúp con bạn tự nhận ra những cảm xúc này.
Chỉ ra những thay đổi xảy ra với cơ thể của chúng. Ví dụ, như cảm xúc tức giận chẳng hạn. Đây là một loại cảm xúc đặc biệt mạnh mẽ. Vậy nên bạn cần phải dạy con bạn học cách xác định những thay đổi vật lý xảy ra trong cơ thể để giúp con bạn xác định cảm xúc và thực hiện các bước để quản lý và điều chỉnh nó.
Và, để dạy con bạn điều này, bản thân bạn là người học cách nhận ra cảm xúc của mình, nhận ra những thay đổi trong cơ thể mình khi cảm xúc xẩy ra. Có như vậy, bạn mới có thể dạy con mình quản lý và điều tiết cảm xúc của chúng
Tự quản lý cảm xúc bằng cách tập trung vào hơi thở: Tự quản lý là khả năng kiểm soát cảm xúc của mỗi người để chúng ta có thể đưa ra quyết định phù hợp. Khi chúng ta có những cảm xúc mạnh mẽ, chúng ta sẽ khó đưa ra quyết định phù hợp về các vấn đề của mình. Chiến lược làm dịu cảm xúc có thể giúp một người tập trung vào vấn đề và thúc đẩy các lựa chọn tích cực.
Có một cách hữu hiệu làm dịu cảm xúc đó là tập trung vào hơi thở. Với hơi thở tập trung, bạn trở nên ý thức về hơi thở của chính mình. Ví dụ, bạn đếm đến 5, hít một hơi thật sâu và lặp lại cho đến khi bạn cảm thấy bình tĩnh. Một ví dụ khác là nhịp thở cân bằng. Với nhịp thở cân bằng, bạn hít vào trong ba giây và sau đó thở ra trong ba giây. Có thể tập trung hơi thở ở bụng, đặt tay lên bụng và nhận ra sự phồng, xẹp nơi bụng khi hơi thở ra vào.
Theo các chuyên gia, có một số cách theo dõi hơi thở khác nhưng thở bụng là cách dễ hiểu và dễ nhận ra nhất nên sử dụng cách này dễ đạt được hiệu quả cao.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...