Hạch nổi ở những vị trí này, cẩn thận bạn đã mắc ung thư
Theo Healthyfoodteam đưa tin, các hạch bạch huyết là một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và nhiều bệnh nguy hiểm khác.
Hạch bạch huyết nằm khắp cơ thể, bình thường không thể sờ thấy, cũng không gây đau đớn. Nhưng nếu bị sưng phồng lên thì chúng sẽ cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe.
Sưng hạch bạch huyết ở vùng cổ có thể cảnh báo cơ thể đang bị nhiễm trùng nhẹ như cảm lạnh, nghiêm trọng hơn là bị viêm nhiễm, thậm chí là ung thư.
Hạch sưng to ở dạng hình hạt đậu cho đến cỡ quả anh đào nhỏ. Bình thường, hạch nhỏ hơn 1cm đường kính.
Khi hạch bạch huyết sưng lên không có nghĩa là sức khỏe đang bị sa sút nghiêm trọng, nhưng một khi sưng lên thì đây chính là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang có vấn đề.
Khi hạch bạch huyết sưng đột ngột mà bạn không cảm thấy đau, không có biểu hiện viêm nhiễm hay do chấn thương gì thì cần đi khám ngay. Đây rất có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư.
Mắc bệnh ung thư
Thường thì những cục hạch nổi sau tai sẽ không gây đau nên nhiều người hay chủ quan bỏ qua. Thế nhưng, nó lại có thể là một dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc các bệnh ung thư ở vùng đầu, cổ, trong đó có bệnh ung thư tuyến giáp.
Người mắc bệnh ung thư tuyến giáp thường có cục hạch tăng dần kích thước theo thời gian. Ban đầu, hạch có thể di động nhưng càng về sau lại càng bám chặt ở vùng tai. Ấn vào có cảm giác đau và rất cứng.
Đi kèm với đó là các triệu chứng như khó nuốt, khó thở, đau đầu, sút cân nhanh... Chính vì vậy, bạn nên chủ động đi khám ngay nếu gặp phải những triệu chứng bất thường kể trên.
Mắc bệnh ở hệ bạch huyết
Hệ bạch huyết bao gồm các mạch bạch huyết và rất nhiều hạch bạch huyết lọc vi khuẩn, độc tố ra khỏi cơ thể. Nếu hệ bạch huyết bị vỡ, các hạch bạch huyết sẽ sưng to và phình lên. Hiện tượng sưng phù hạch bạch huyết này có thể xảy ra ở khu vực quanh cổ.
Một số triệu chứng khác của bệnh ở hệ bạch huyết là đổ mồ hôi vào ban đêm, giảm cân đột ngột, sốt cao, ho dai dẳng...
Mắc bệnh nhiễm trùng
Đừng chủ quan xem thường vì virus và khuẩn tích tụ lại cũng có thể gây sưng đau, nổi cục hạch ở quanh cổ, tai. Một số bệnh nhiễm trùng phổ biến gây ra các cục hạch ở phía sau tai là viêm họng, thủy đậu, sởi, mononucleosis (bệnh truyền nhiễm)... Đặc biệt, nếu không chữa trị từ sớm thì nguy cơ cao bạn còn có thể gặp biến chứng như viêm vú, viêm xương...
Mắc bệnh u nang bã nhờn
Các u hạch ở vùng cổ, tai cũng có thể là do u nang bã nhờn gây ra. Những khối u này sẽ hình thành ở các tuyến bã nhờn do bị tổn thương hoặc quá trình sản xuất dầu bị ứ đọng. Một số chấn thương như vết trầy xước, mụn trứng cá cũng có thể làm tuyến bã nhờn bị yếu và hình thành các u nang.
Để xác định rõ căn bệnh này thì bạn nên đi khám từ sớm và làm các xét nghiệm theo chỉ định, nhờ đó giúp bác sĩ chuyên khoa đưa ra phương pháp chữa trị hiệu quả.
Cẩn trọng với hạch sưng kéo dài
Theo các BS, các triệu chứng khác của cơ thể kèm nổi hạch như cảm, ho, vết thương, có viêm nhiễm… thì chuyện lên hạch là điều bình thường. Nhưng nếu tự nhiên xuất hiện hạch khi cơ thể không bị làm sao trước đó thì cần phải lưu ý.
“Nguy hiểm nhất là sưng hạch do ung thư hạch, hạch di căn do bệnh ung thư ở những cơ quan khác, hay gặp như ung thư phổi, ung thư buồng trứng, ung thư tử cung, dạ dày, hạch bạch huyết”, chuyên gia cho biết.
Ông cũng đưa ra cảnh báo: “Với các tác nhân thông thường khiến hạch nổi thì hạch sẽ tự động biến mất trong 3 – 4 tuần là cùng. Nhưng nếu hạch sưng kéo dài trên 1 tháng đến vài tháng thì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý mạn tính nguy hiểm hoặc ung thư”.
Chuyên gia cũng lưu ý thêm, bệnh nhân HIV thường nổi hạch toàn thân nên đối tượng nổi hạch nhiều, kéo dài cũng có khả năng mắc HIV, nên kiểm tra để loại trừ.
Hạch có thể sưng ở vùng ngoại vi như cổ, nách, bẹn, trên xương đòn, dưới xương đòn, vùng khuỷu tay, hoặc sâu hơn như hạch cổ tử cung, hạch trung thất.
Đây là những loại hạch dễ và hơi khó phát hiện. Ngoài ra còn có những hạch rất khó phát hiện vì nằm ở trong nội tạng, mạc treo... phải chụp chiếu kỹ mới có thể phát hiện được.
Theo BS Nguyễn Lê, Học viện Quân y, khi nổi hạch bạn cần xác định vị trí của hạch nằm ở đâu, tập trung nhiều ở chỗ nào, hạch nổi ở một nơi hay nhiều nơi.
Số lượng hạch nhiều hay ít, chỉ có 1- 2 cái hay một chùm, một tràng, kích thước.
Mật độ của hạch là to hay bé, mềm hay chắc, cứng, hạch dính tại chỗ hay di động, hạch di động được thì đỡ nhưng cố định, dính thì càng nguy hiểm.
Thời gian tồn tại của hạch dài hay ngắn. Đừng quên hạch nổi hơn 1 tháng trở lên rất nguy hiểm, thường là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý mạn tính nào đó.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....