Gừng: 'Thần dược' chữa liệt dương, tiểu đường, chống ung thư cực tốt
Giảm đau đầu: Nhai một miếng gừng tươi khoảng 30 phút được cho giúp giảm chứng đau đầu và đau nửa đầu.
Giảm cholesterol: Gừng có tác dụng giảm lượng cholesterol. Một nghiên cứu gần đây cho thấy bệnh nhân sử dụng gừng thường xuyên trong một thời gian có thể giảm rõ rệt nồng độ cholesterol.
Kiểm soát tiểu đường: Các chuyên gia y tế yêu cầu bệnh nhân tiểu đường uống trà gừng vào buổi sáng sớm vì nó giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Chống stress: Tinh dầu gừng giúp giải tỏa tinh thần, loại bỏ các trạng thái căng thẳng... chóng mặt, bồn chồn và lo lắng.
Chống say xe, ốm nghén: Ăn gừng tươi trước khi đi xe, máy bay... có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứng say tàu xe.
Giảm đau đầu: Nhai một miếng gừng tươi khoảng 30 phút được cho giúp giảm chứng đau đầu và đau nửa đầu. Ảnh minh hoạ: Internet
Ngộ độc thực phẩm: Gừng có tính sát trùng nên có thể dùng trong điều trị ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra còn có thể điều trị nhiễm trùng đường ruột và kiết lỵ do vi khuẩn.
Trị rối loạn dạ dày: Củ gừng và tinh dầu gừng thường được sử dụng trong các trường hợp rối loạn dạ dày. Đây là một trong các biện pháp khắc phục tốt nhất cho chứng khó tiêu, đau bụng, co giật, tiêu chảy, đầy hơi và các vấn đề khác liên quan đến đường ruột. Trà gừng cũng được sử dụng để giảm bớt một số triệu chứng dạ dày và tăng cảm giác thèm ăn.
Kiểm soát tim mạch: Nhiều bác sĩ đông y cho rằng gừng có thể giúp ngăn ngừa bệnh và giúp tim mạch khỏe hơn, giúp giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và giảm tỷ lệ đột quỵ do tim.
Rối loạn hô hấp: Do củ gừng và tinh dầu gừng tốt cho tiêu đờm, nó cũng có hiệu quả trong các vấn đề khác nhau về đường hô hấp như ho, cảm cúm, viêm phế quản, hen suyễn và khó thở.
Kinh nguyệt: Gừng giúp hỗ trợ giảm đau, điều trị ra kinh nguyệt không đều.
Kiểm soát tim mạch: Nhiều bác sĩ đông y cho rằng gừng có thể giúp ngăn ngừa bệnh và giúp tim mạch khỏe hơn, giúp giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và giảm tỷ lệ đột quỵ do tim. Ảnh minh hoạ: Internet
Bệnh sốt rét: Củ gừng và tinh dầu gừng cũng có hiệu quả trong điều trị bệnh sốt rét và sốt vàng da.
Ung thư: Gừng còn được biết đến với công dụng chống ung thư. Do vậy bạn nên bổ sung gừng vào chế độ ăn hàng ngày của mình dưới dạng viên nang hay trà gừng hoặc sử dụng như một loại gia vị trong nấu nướng.
Một số bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ gừng:
Bí tiểu: dùng gừng tươi 1 lát, ngải cứu 3-6g. Gừng đặt dưới rốn 4-5cm trên đặt lá ngải cứu đã hơ nóng, làm nhiều lần đi tiểu được. Hoặc dùng điếu ngải cứu đốt cháy như điếu thuốc rồi hơ nóng trên gừng.
Phù thũng do viêm thận: gừng tươi 50g, hành củ 7 củ, cá quả 1 con khoảng 500g, bí xanh 500g, đường phèn 250g, rễ cỏ tranh 500g, táo tàu 300g, chè tươi 200g, đường phèn 250g. Các vị thuốc cho vào nồi, đổ 1 lít rưỡi nước nấu sôi một lúc, gạn lấy nước bỏ bã, lại đun nhỏ lửa đến khi cạn còn 1 lít. Cá quả làm sạch cho vào nồi đất, đổ nước thuốc vào, đun nhỏ lửa cho đến khi cá chín nhừ, cho hành củ và đường phèn vào, chia làm 3 lần ăn hết cá và nước trong ngày.
Tiểu són: gừng tươi 6g, lá ngải cứu 20g, hồi hương 20g, nhân bạch quả (rang vàng thơm) 12g. Tất cả giã nhuyễn đắp vào bụng dưới, sau đó dùng điếu ngải cứu 2-3 lần. Ngày đắp thuốc 1 lần.
Liệt dương, sợ lạnh, đái dầm nhiều: gừng tươi 150g, thục phụ phiến 30g, thịt chó 1.000g, tỏi hành đủ dùng. Thục phụ phiến cho vào ấm đun sôi nhỏ lửa khoảng 2 tiếng đồng hồ. Gừng tỏi hành rửa sạch thái nhỏ, tất cả cho vào ấm nước thục phụ phiến nấu chín nhừ. Chia nhiều lần ăn cả cái và nước.
Di tinh, liệt dương: gừng tươi 5 lát, cá chạch 400g, táo tàu 6 quả (bỏ hạt). Cá chạch làm sạch bỏ ruột cho vào nồi, cho gừng, táo tàu và nước ninh nhừu. Ăn cả cái và nước chia 2 lần. Ăn 10 ngày là 1 đợt.
Tê thấp phong hàn: gừng tươi, ma hoàng, lá ngải cứu già đều 60g. Cho các vị vào nồi nước đun sôi rồi bỏ ra. Dùng khăn nhúng nước này chà xát nóng toàn thân và xông nơi tê thấp.
Khớp gối sưng to, đau, đi lại khó: dùng nước gừng tươi nửa bát, bồ kết bỏ hạt 1 quả, mang tiêu 30g, ngũ vị tử 30g, đường cát đỏ 30g, rượu 1 lít. Bồ kết, mang tiêu, ngũ vị tử, đường cát đỏ nghiền nhỏ, cho nước gừng vào trộn đều rồi cho rượu vào trộn tiếp, bôi chỗ đau.
Vai viêm đau: gừng tươi 10g, hành củ 60g, xơ mướp 20g. Tất cả giã nhỏ cho một ít rượu vào trộn đều đắp chỗ đau. Băng lại. Cách ngày thay 1 lần.
Đau lưng: gừng tươi 60g, hương phụ 150g, muối 6g. Gừng giã nát, lấy nước ngâm hương phụ 1 đêm rồi sao vàng tán nhỏ, cho muối vào trộn đều xát vào răng vài lần sẽ hết đau lưng.
Đau bắp chân bàn chân, chân sưng nặng nề: gừng tươi 3 lát, thương truật 6g, hoàng bá 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!
Nghiên cứu cho thấy rằng có một danh sách dài các lợi ích của việc ăn cà chua - từ...
Rau ngót được mệnh danh là “thần dược xanh” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm...
Rau ngót, một loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, được biết đến với nhiều lợi ích...