Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng trẻ có thể tặp ăn dặm ở giai đoạn 4-6 tuổi vì khi đó khi hệ tiêu hóa của bé đã phát triển hoàn thiện hơn và có tiết ra một loại enzyme có tên amylase có chức năng tiêu hóa tinh bột.

Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của trẻ dưới 6 tháng tuổi vẫn chưa có khả năng hấp thụ trọn vẹn và trẻ vẫn sẽ dễ mắc các bệnh về đường ruột. Vì vậy, bố mẹ vẫn cần phải theo dõi và tìm hiểu để biết được thời điểm chính xác có thể cho trẻ ăn dặm.

Trẻ 5 tháng tuổi ăn dặm như thế nào là thắc mắc của nhiều mẹ bỉm sữa - Ảnh minh họa: Internet

Trẻ 5 tháng tuổi ăn dặm như thế nào và có thích hợp để bắt đầu ăn dặm?

Khi bé đã ngày càng phát triển hơn thì nhu cầu về dinh dưỡng cũng sẽ tăng cao, sữa mẹ không còn là nguồn cung cấp duy nhất cho bé. Bé cần ăn dặm để bổ sung chất dinh dưỡng cho sự phát triển cả thể chất lẫn tinh thần.

Đối với các bà mẹ trẻ chưa có kinh nghiệm luôn lo lắng khi thấy trẻ tăng cân chậm và sẽ nóng lòng muốn cho trẻ tập ăn sớm. Thực tế, các bác sĩ vẫn thường xuyên khuyến cáo mẹ không nên tập cho bé ăn dặm quá sớm vì:

  • Sẽ dễ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn vì lúc này thức ăn bổ sung không có những yếu tố kháng khuẩn, yếu tố tăng cường miễn dịch và không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm như sữa mẹ
  • Trẻ dễ bị sặc nghẹn, gây viêm nhiễm đường hô hấp
  • Thiếu chất dinh dưỡng vì khi ăn dặm, trẻ thường sẽ giảm uống sữa lại
  • Dễ ăn quá đà gây tổn thương dạ dày
  • Trẻ chậm lớn do không hấp thu được hết các dưỡng chất từ thức ăn…

Vậy để các mẹ có thể tự tin hơn khi xác định độ tuổi có thể tập ăn dặm cho trẻ, hãy quan sát các dấu hiệu sau:

  • Trẻ đòi bú nhiều hơn bình thường, đòi bú liên tục mặc dù mới bú cách đó không lâu.
  • Trẻ thường khóc đêm và đói bú
  • Trẻ mút tay, chảy nước miếng
  • Trẻ hay nhìn người lớn ăn
  • Trẻ hứng thú khi thấy bố mẹ mớm thức ăn cho bé.
Mẹ nên quan sát các biểu hiện của trẻ 5 tháng tuổi để biết con đã sẵn sàng ăn dặm hay chưa - Ảnh minh họa: Internet

Mẹ cần nhớ những nguyên tắc khi cho trẻ 5 tháng tuổi ăn dặm như thế nào là hợp lý và phù hợp cho bé dưới đây:

  • Dù đã tập cho bé ăn dặm nhưng đây cũng chỉ là bữa ăn phụ, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho bé đến 12 tháng tuổi.
  • Bắt đầu cho bé ăn với những bữa ăn loãng (chỉ đặc hơn sữa mẹ 1 tí), khi trẻ quen dần thì mới chuyển sang dạng thức ăn đặc hơn.
  • Lịch ăn cho bé 5 tháng tuổi là 2 lần một ngày vào khoảng thời gian nhất định và bắt đầu với 1 lượng rất ít khoảng 2-3 muỗng cà phê, sau đó mới tăng từ từ
  • Mỗi ngày, mẹ chỉ nên cho trẻ thử 1 loại thức ăn để bé quen mùi vị
  • Mẹ lưu ý khi tập cho trẻ ăn dặm nên bắt đầu với chế độ từ bột ngọt sang bột mặn với đầy đủ 4 nhóm thành phần dinh dưỡng: đạm, bột, rau, và dầu để giảm tỉ lệ thiếu máu thiếu sắt cho trẻ

Hướng dẫn mẹ cho bé 5 tháng tuổi bắt đầu ăn dặm 

Ăn dặm là bữa ăn đầu tiên mà bé được tiếp xúc ngoài sữa mẹ, do đó mẹ cần tìm hiểu kỹ và nên chọn những loại bột dinh dưỡng phù hợp nhất cho trẻ.

Bột ăn dặm dành cho trẻ phải có tiêu chí đó là hương vị gần giống sữa mẹ, bởi trong giai đoạn đầu đời con chỉ quen với hương vị sữa mẹ hoặc sữa bột cũng có hương vị gần giống sữa mẹ.

Yếu tố tạo nên bột ăn dặm tốt dành cho trẻ  thích hợp là bột phải mềm mịn, độ mịn và thô tăng dần chứ không đột ngột. Trong vòng mấy tháng đầu đời, bé chỉ bú mẹ nên chưa quen với những thức ăn lợn cợn. Trẻ chưa phát triển kĩ năng nhai nuốt nên trẻ cần một khoảng thời gian để làm quen.

Bảng hướng dẫn cách nấu cháo từ loãng tới đặc cho từng độ tuổi của trẻ - Ảnh minh họa: Internet

Ăn bột ngọt là khởi đầu ăn dặm tốt nhất cho bé 5 tháng tuổi. Mẹ có thể chọn món từ các nguyên liệu sau:

  • Bột ngọt: bột gạo, bột lúa mì, bên cạnh đó mẹ có thể đổi món cho trẻ với bột yến mạch, ngũ cốc nguyên chất.
  • Bột từ củ: khoai tây, khoai lang, khoai mỡ pha với sữa để bé quen khẩu vị dần
  • Trái cây gồm các loại mềm như chuối, xoài, đu đủ… Ban đầu khi cho con ăn trái cây mẹ có thể nấu chín để đem lại chất dinh dưỡng tốt hơn hoặc cho con dùng ở dạng thô như chuối hoặc bơ. Nhưng mẹ nên nhớ tất cả những thực phẩm này phải được nghiền nhuyễn bé 5 tháng mới dùng được.
  • Nước hoa quả gồm các loại nước ép như: nước cam, táo, dưa hấu…

Gợi ý thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 5 tháng tuổi

Để giúp cho giai đoạn ăn dặm của bé thêm thú vị, mẹ có thể tham khảo thêm các món ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi phổ biến và được nhiều mẹ bỉm sữa áp dụng.

Khi nấu cháo ăn dặm cho bé, bước lựa chọn nguyên liệu luôn là bước cần được chú trọng vì chỉ có những nguồn thực phẩm tươi ngon, mới cho ra những món ăn dặm ngon và đầy đủ dưỡng chất.

Trẻ 5 tháng tuổi ăn dặm như thế nào? Chọn nguyên liệu để nấu cho trẻ 5 tháng tuổi ăn dặm như thế nào cũng cần lưu ý là hạn chế ăn cà rốt, củ cải trắng, cải bó xôi dưới mọi hình thức vì thực phẩm này chứa nhiều nitrate, có khả năng làm tăng tỷ lệ thiếu máu ở bé dưới 6 tháng tuổi.

Món cháo gạo bí đỏ

Với thành phần chứa nhiều muối khoáng và vitamin…Bí đỏ được đánh giá là một loại thực phẩm rất tốt cho quá trình ăn dặm của bé. Món cháo bí đỏ sẽ giúp bé lớn nhanh và khỏe mạnh hơn. Đây cũng là món ăn đơn giản, dễ nấu, chỉ cần cho một nắm gạo dẻo và bí đỏ vào nồi hầm cho mềm, sau đó để hơi nguội rồi cho vào máy xay sinh tố xay cho thật nhuyễn.

Bí đỏ là thực phẩm thích hợp cho trẻ 5 tháng tuổi bắt đầu ăn dặm - Ảnh minh họa: Internet

Món cháo cà chua

Cà chua có chứa nhiều vitamin A và C để bé có một đôi mắt khỏe mạnh và một trí tuệ tốt hơn.
Cà chua đã được trần qua nước sôi đem bóc vỏ và bỏ hạt rồi cho vào nồi nước dùng tới khi nào cà chua chín nhừ. Lọc lại cà chua một lần nữa và đem trộn với cháo trắng đã được xay nhuyễn là đã có món cháo cà chua rất tốt cho bé.

Món cháo cải ngọt và đậu phụ non

Cũng tương tự như món cháo bí đỏ và cà chua, mẹ cũng cho gạo, cải ngọt và đậu phụ non vào hầm chín, khi cháo chín múc ra để nguội một chút rồi bỏ vào máy xay sinh tố. Xay thật nhuyễn để bé không bị mắc cổ khi ăn là được.

Mẹ cho bé làm quen với các loại rau củ khi mới bắt đầu ăn dặm - Ảnh minh họa: Internet

Món cháo khoai lang và táo

Thành phần dinh dưỡng có trong khoai lang chứa nhiều vitamin A, E, canxi…rất tốt cho mắt, bé phát triển chiều cao và trí tuệ tốt hơn. Ngoài ra, khoai lang còn bổ sung chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé, hạn chế chứng táo bón.

Đem kết hợp món cháo khoai lang với táo sẽ tạo thành một món cháo ăn dặm tuyệt vời cho bé 5 tháng tuổi.

Khoai lang đã được làm sạch đem luộc chín rồi rây nhuyễn. Cho thêm một chút nước táo nguyên chất là đã có hỗn hợp sánh mịn cho bé dùng ngay.

Táo là loại trái cây được nhiều trẻ yêu thích - Ảnh minh họa: Internet

Món súp khoai tây

Để đảm bảo an toàn cho bé, mẹ lưu ý chọn khoai tây tươi, không bị mọc mầm, thâm đen, nên mua ở nơi uy tín.

Khoai tây sau khi đã làm sạch, mẹ đem hấp hay luộc chín đều được. Đem xay nhuyễn rồi cho thêm một chút nước dùng vậy là đã xong món súp khoai tây.

Việc chuẩn bị kiến thức trẻ 5 tháng tuổi ăn dặm như thế nào sẽ giúp mẹ tự tin chuẩn bị bữa ăn ngon và đủ chất cho con, từ đó giúp bé thích thú với việc ăn uống và phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần tốt hơn.