Nước luộc mướp đắng

Mướp đắng không chỉ dùng để ăn như một loại rau mà còn có thể ngâm nước để uống, bạn có thể lấy 300g mướp đắng cắt nhỏ đem đun sôi với lượng nước vừa đủ, để nguội rồi uống. Hoặc có thể ngâm mướp đắng lát mỏng trong nước 30 phút và uống.

Uống nước mướp đắng có thể giúp bổ sung insulin cho cơ thể, ngoài ra saponin có trong mướp đắng còn có thể làm giảm lượng đường trong máu. Đặc biệt, theo các chuyên gia cho biết những bệnh nhân tiểu đường nên ăn mướp đắng thường xuyên để giảm lượng đường trong máu. Tuy nhiên, cần lưu ý mướp đắng có tính lạnh, không thích hợp với những bệnh nhân tỳ vị hư yếu, dạ dày thiếu máu.

Ảnh minh họa: Internet

Nước lọc

Nước là một trong số ít đồ uống bạn có thể uống bao nhiêu tùy ý mà không cần phải lo lắng gì cả về tình trạng tăng đường huyết. Theo bác sĩ Lori Zanini: Uống nước cũng là một cách tuyệt vời để giữ đủ nước cho cơ thể. Đồng thời, nước giúp làm loãng máu, làm giảm lượng đường trong máu.

Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) khuyến nghị mỗi người nên uống 8 ly nước với thể tích 8 ounce/ly, tương đương với khoảng 2 lít mỗi ngày.

Trà hoa cúc

Hàm lượng chất chống oxy hóa cao và 0% calo đã khiến trà hoa cúc trở thành một trong những thức uống tốt nhất cho người bị bệnh tiểu đường. Đặc biệt trà hoa cúc có một số tác dụng tích cực nhất định đối với bệnh nhân mắc đái tháo đường loại 2.

Bên cạnh đó uống trà hoa cúc mỗi ngày còn ngăn ngừa tổn thương thần kinh và hệ thống tuần hoàn, phòng tránh biến chứng gây bệnh thận và mù lòa. Để có kết quả tốt nhất, bạn nên uống trà hoa cúc hai lần mỗi ngày.

Ảnh minh họa: Internet

Trà thảo mộc

Trà thảo mộc là một lựa chọn tuyệt vời để tăng hương vị cho phần nước lọc. Chẳng hạn, rễ cam thảo mang lại hương vị ngọt ngào tinh tế mà không làm tăng lượng đường trong máu.

Một nghiên cứu trên động vật từ năm 2007 cho thấy mức đường huyết đã giảm ở những con chuột mắc bệnh tiểu đường sau khi chúng tiêu thụ chiết xuất cam thảo. Điều này cho thấy rằng cam thảo có thể có khả năng làm giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường.

Ảnh minh họa: Internet

Nước ép cà chua

Dùng nước ép cà chua mỗi ngày một lần giúp cân bằng lượng đường trong máu nhờ vào lycopene - một chất chống oxy hóa mạnh mẽ.

Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Quốc tế về Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng, tiêu thụ một quả cà chua mỗi ngày có thể giúp giảm huyết áp, phòng ngừa bệnh tim mạch có liên quan đến tiểu đường loại 2. Nhưng cần lưu ý một điều, bạn phải uống nước ép cà chua nguyên chất, không thêm muối hay đường.

Ảnh minh họa: Internet

Nước ép bưởi

Bưởi là loại trái cây chứa ít đường nên rất thích hợp với người bệnh tiểu đường. Người bệnh thường xuyên uống nước ép bưởi không chỉ hỗ trợ kiểm soát và ổn định đường huyết mà còn có tác dụng tuyệt vời trong việc ngăn ngừa biến chứng do tiểu đường gây ra.