Giới khoa học cảnh báo về siêu vi khuẩn kháng kháng sinh từ lợn lây sang người
Theo kênh truyền hình RT, trong một nghiên cứu mới công bố ngày 27/6, các nhà khoa học thuộc Đại học Cambrigde cảnh báo một chủng mới của vi khuẩn kháng kháng sinh MRSA được tìm thấy ở lợn châu Âu đang ngày càng lây lan sang người và gây ra nhiễm khuẩn.
Dòng vi khuẩn tụ cầu vàng kháng Methicillin (LA-MRSA) đã xuất hiện trong các loài vật nuôi ở châu Âu trong 50 năm qua do việc sử dụng kháng sinh rộng rãi trong chăn nuôi, dẫn đến lo ngại rằng vật nuôi ở châu Âu có thể trở thành ổ chứa của các vi khuẩn kháng kháng sinh.
Tiến sĩ Gemma Murrayn, một trong những tác giả của nghiên cứu trên, cho biết: “Việc sử dụng kháng sinh ở mức độ nhiều trong lịch sử có thể đã dẫn đến sự phát triển của chủng MRSA kháng kháng sinh này ở các trang trại lợn. LA-MRSA cực kỳ ổn định và đã lan rộng ở các loài vật nuôi khác nhau”.
Chủng mới, với tên gọi CC398, được cho là chủng trội nhất được tìm thấy trong lợn và các vật nuôi khác ở châu Âu. Chủng này cũng là nguyên nhân khiến các ca nhiễm MRSA gia tăng ở người, bất kể con người có tiếp xúc trực tiếp với vật nuôi nhiễm bệnh hay không.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra trong các trang trại lợn ở Đan Mạch, tỷ lệ đàn dương tính với MRSA đã tăng từ 5% năm 2008 lên 90% năm 2018.
Mặc dù Liên minh châu Âu (EU) gần đây đã cấm lạm dụng zinc oxide (kẽm oxit) - thành phần được sử dụng để ngăn ngừa bệnh tiêu chảy ở lợn con - do tác động đến môi trường và thúc đẩy tình trạng kháng kháng sinh, các nhà nghiên cứu Cambridge cảnh báo những nỗ lực giảm sử dụng kháng sinh chỉ tác động hạn chế đến sự lan truyền của biến chủng do tính ổn định của loại vi khuẩn ngày càng tăng lên.
Lần đầu tiên được phát hiện ở người vào năm 1960, MRSA được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) coi là một trong những mối nguy lớn nhất mà nhân loại biết đến. Với tên gọi “siêu vi khuẩn”, MRSA là một loại vi khuẩn tụ cầu đã phát triển khả năng đề kháng cao với nhiều loại kháng sinh.
Mặc dù vi khuẩn này chỉ gây ra một số vấn đề nhẹ đối với da người song nếu chúng xâm nhập sâu hơn vào cơ thể qua đường máu, nhiễm khuẩn có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn và thậm chí gây tử vong.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Lancet, năm 2019, gần 5 triệu người tử vong do nhiễm khuẩn kháng kháng sinh, trở thành nguyên nhân đứng thứ 3 gây tử vong ở người trong năm đó.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....