Giao thừa là đêm linh thiêng nhất trong văn hóa phương Đông, là thời điểm trời đất giao hòa – âm dương hòa hợp và bừng lên sức sống mới đầy hi vọng. Vì vậy, vào thời khắc này, thường có những phong tục truyền tai nhau để cầu chúc cho một năm mới phú quý, sung túc. Theo dân gian, cần ghi nhớ 5 thứ không được để trống trong thời khắc giao thừa.

Nhà không "trống"

 

Vào đêm Giao thừa, điều rất quan trọng là ngôi nhà không được trống. Bởi vì Tết Nguyên đán là dịp đoàn tụ, nhiều người làm việc bên ngoài sẽ về nhà sớm để ăn mừng năm mới.

Ngôi nhà trống rỗng sẽ mang lại cho mọi người cảm giác rất hoang vắng. Một ngôi nhà trồng vắng như vậy thì phước lành, ấm áp, vận may cũng không thể đến vào dịp năm mới.

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Khi có người trong nhà, vào Giao thừa cũng cần có pháo hoa nở rộ để đón vận may vào cửa. Nếu không có người cũng không có pháo hoa thì phước lành sẽ biến mất và một số xui xẻo sẽ vẫn ở trong nhà, vận may của cả năm chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.

Nếu gia đình hòa thuận, nói cười rộn ràng, tiếng pháo đầy nhà, bạn có thể giữ được may mắn và phúc khí trong nhà, cuộc sống của bạn sẽ ngày càng suôn sẻ hơn, thậm chí sẽ gặp nhiều điều tốt lành.

Vì vậy, trong đêm Giao thừa nhà không được để trống, không có người.

Đèn không "trống"

Vào đêm giao thừa, ánh đèn trong nhà không chỉ thắp sáng không gian mà còn mang ý nghĩa tượng trưng cho hy vọng về một năm mới tươi sáng, đầy hứa hẹn.

Theo quan niệm dân gian, ánh sáng trong đêm giao thừa giúp xua tan bóng tối, mở ra một năm mới với vận may, tài lộc và sức khỏe dồi dào. Việc giữ đèn sáng trong khoảnh khắc chuyển giao năm mới được coi là cách đón nhận vận may, mong cầu gia đình luôn hạnh phúc, thịnh vượng và công việc thuận lợi.

Ảnh minh họa/Nguồn: Getty

Nồi không "trống"

Dân gian có câu: "Dân dĩ thực vi thiên", hiểu đơn giản là "ăn no là trên hết" - nhấn mạnh rằng nhu cầu cơ bản nhất của con người là được no đủ, để có thể sống và sinh hoạt mỗi ngày.

Vì vậy, vào đêm giao thừa, những nồi cơm canh trong bếp phải luôn đầy ắp thức ăn, như một hình ảnh tượng trưng cho cuộc sống sung túc, đủ đầy trong năm mới. 

Dù là cơm, thịt, bánh chưng hay món chay... tất cả đều mang ý nghĩa cầu chúc cho một năm thịnh vượng, an lành. Do đó, vào thời khắc giao thừa, tuyệt đối không để nồi niêu rơi vào cảnh trống rỗng, bởi đó là cách để gia đình xây dựng một nền tảng kinh tế vững mạnh, hạnh phúc trong năm mới.

Bên cạnh đó, các gia đình cũng cần chuẩn bị một bàn ăn đủ đầy để cúng tất niên. Trong văn hóa truyền thống, một bàn ăn thịnh soạn có thể xem là biểu tượng của sự thịnh vượng và một tương lai không thiếu thốn. Những món ăn phong phú không chỉ để thỏa mãn nhu cầu ăn uống mà còn phản ánh sự đủ đầy trong cuộc sống vật chất của gia đình.

Vì vậy, vào đêm giao thừa, hãy bày biện bàn ăn ngập tràn những món ăn bắt mắt, phong phú, để các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, trò chuyện, chia sẻ niềm vui, và cùng nhau đón chào một năm mới đầy hạnh phúc, ấm no.

Thùng gạo, chum nước không "trống"

Thùng gạo, chum nước trong mỗi gia đình không chỉ là nơi chứa thực phẩm, nước uống mà còn mang ý nghĩa sâu sắc về sự chuẩn bị, dự trữ cho tương lai. Một thùng gạo và một chum nước đầy ắp, không vơi cạn, chính là hình ảnh của sự dồi dào, sung túc.

Vào đêm giao thừa, thùng gạo và chum nước đầy ắp chính là lời cầu chúc cho một năm mới đủ đầy, không thiếu thốn, gia đình luôn đủ ăn đủ mặc, và công việc làm ăn luôn thuận lợi, phát đạt. Gia đình không có thùng gạo, chum nước thì bạn nên mua gạo và chai nước để trong nhà, cũng có ngụ ý tương tự.

Ảnh minh họa/Nguồn: OZ Media

Củi lửa trong nhà không "trống"

Trước đây, các gia đình thường dùng củi làm công cụ đun nấu. Trong thời hiện đại, bếp ga, bếp điện đã thay thế bếp củi. Dù sử dụng loại bếp này thì cũng cần đảm bảo bình ga đầy, điện không mất, bếp không hỏng vào đêm Giao thừa.

Nếu không đủ sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng trong dịp năm mới ngoài ra, điều này cũng là một biểu hiện không may mắn, sẽ ảnh hưởng đến tài vận của gia đình.

Nếu trong nhà không có củi vào đêm Giao thừa, điều đó có nghĩa là gia đình sẽ không làm ra tiền trong năm mới, vì vậy mọi người phải dự trữ đảm bảo các nguồn "củi lửa" trong nhà được đầy đủ vào đêm Giao thừa.