Giải pháp trị dứt điểm chứng đau mỏi vai gáy
Nội dung bài viết
Đau mỏi vai gáy là bệnh gì?
Đau mỏi vai gáy là biểu hiện tiềm ẩn nhiều bệnh lý về cơ xương khớp, phổ biến nhất là thoái hóa cột sống. Bệnh có thể gặp ở hầu hết mọi lứa tuổi, nghề nghiệp. Dấu hiệu cơ bản của bệnh này là những cơn đau nhức, tê mỏi toàn bộ vùng cổ và vai gáy.
Tư thế ngồi không đúng khiến cho cột sống cổ bị cong, vẹo. Các đốt sống lệch ra ngoài chèn ép lên hệ thống dây thần kinh và các phần mềm xung quanh làm xuất hiện những cơn đau nhức xương khớp.
Ngoài nguyên nhân cơ học thì bệnh còn do một số thói quen như gối đầu quá cao, nằm nghiêng 1 bên lâu không trở mình, tắm gội khuya, gục đầu xuống bàn ngủ,… Hơn nữa đây cũng là dấu hiệu của một vài bệnh lý cơ bản như thoái hóa đốt sống cổ, dính khớp bả vai, gai cột sống, thoát vị địa đệm cột sống, loãng xương,…
Hiện tượng đau mỏi vai gáy
Đau mỏi vai gáy, tê bì chân tay
Khác với bệnh đau mỏi vai gáy, tê bì chân tay không phải tên bệnh mà là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Do đó đau mỏi vai gáy, tê bì chân tay có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Bệnh đau vai gáy xuất hiện bởi bệnh lý về xương khớp, làm ảnh hưởng đến mạch máu và dây thần kinh về cổ. Điều này cản trở nguồn cung cấp dinh dưỡng và các tín hiệu tới cánh tay khiến hai tay bị tê bì. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu của đau mỏi vai gáy, triệu chứng tê bì chân tay thường xuất hiện rất ít.
Đau mỏi vai phải
Đau mỏi vai phải là hiện tượng đau nhức, tê buốt ở vùng vai gáy phía bên phải. Điều này khiến cho người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc hoạt động ở vùng cổ và vai khi di chuyển sang phải. Đặc biệt ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân nếu không chữa trị kịp thời.
Đối tượng có khả năng cao mắc bệnh đau vai gáy phải thường là những người làm công việc khuân vác nặng không đều 2 bên, ngồi lâu trong 1 tư thế nghiêng sang phải hay chơi thể thao sai tư thế,…
Bệnh đau vai gáy có nguy hiểm không?
Nhiều người thường thắc mắc đau mỏi vai gáy có nguy hiểm không. Để giải đáp chính xác câu hỏi này, trước hết cần tìm hiểu kỹ hơn những đặc điểm của cơn đau nhức:
- Cơn đau nhức thường xuất hiện khi mới ngủ dậy hoặc bê vác vật nặng
- Mức độ đau thường nặng hơn khi ngồi lâu, đứng lâu, vận động cổ hay tê chân
- Trong trường hợp đau vai gáy do dây thần kinh chèn ép còn có nguy cơ gây ra các triệu chứng như ù tai, hoa mắt, chóng mặt,…
Nếu những tình trạng này thường xuyên lặp lại với mức độ tăng dần thì người bệnh không nên chủ quan. Bởi đây có thể là dấu hiệu của căn bệnh thoát vị đĩa đệm hay dây thần kinh trong tủy cổ bị chèn ép. Đặc biệt khi không có phương pháp điều trị kịp thời có nguy cơ dẫn đến bại liệt.
Những cách chữa đau mỏi vai gáy
Châm cứu bấm huyệt
Châm cứu bấm huyệt là phương pháp điều trị đau nhức vùng vai gáy phổ biến và hiệu quả nhất. Bởi vùng cổ và vai gáy thường có rất nhiều huyệt đạo. Nếu biết day và ấn đúng chỗ sẽ giúp giảm nhanh cơn đau. Đồng thời tạo điều kiện cho máu và oxy lưu thông một cách dễ dàng và làm giảm tình trạng co thắt cơ.
Xoa bóp
Đây là cách chữa đau mỏi vai gáy đơn giản nhưng vô cùng hữu hiệu. Ngay khi xuất hiện những cơn đau nhức, người bệnh có thể dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng vào vùng bị đau. Đặc biệt sử dụng kèm theo 1 số loại tinh dầu giúp thư giãn và tăng hiệu quả giảm đau như mong muốn.
Dùng thuốc giảm đau
Giảm nhanh cơn đau với các loại thuốc giảm đau, kháng viêm và thuốc giãn cơ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên không được lạm dụng thuốc nhiều vì có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến dạ dày, gan, thận,… Các loại thuốc thường dùng bao gồm:
- Thuốc kháng viêm không steroid: Diclofenac và meloxicam celecoxib
- Thuốc giảm đau không cần kê đơn paracetamol. Thuốc do bác sĩ kê đơn như ylenol 8H, tramadol, codein hoặc gabapentin, pregabalin trong trường hợp đau dây thần kinh.
- Thuốc giãn cơ mydocalm, myonal, diazepam
- Thuốc chống trầm cảm trong trường hợp bệnh nhân mệt mỏi, mất ngủ hoặc đau dây thần kinh kéo dài.
Phẫu thuật
Nếu chứng đau mỏi vai gáy không thuyên giảm sau khi đã được điều trị bằng thuốc và xuất hiện biến chứng, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật để điều trị. Tuy nhiên đây là giải pháp sau cùng và không mong muốn bởi rất có khả năng xảy ra những biến chứng nguy hiểm sau phẫu thuật.
Yoga chữa đau mỏi vai gáy
Tư thế nhân sư
Cách thực hiện: Đầu tiên nằm ở tư thế sấp, chân duỗi thẳng, 2 tay chống xuống sàn và khuỷu tay hướng ra sau. Sau đó, giữ chặt lưng, mông và đùi, từ từ dùng 2 tay nâng phần thân trên đảm bảo bụng không rời khỏi sàn, ưỡn ngực và cằm hướng ra trước. Cố gắng giữ tư thế này trong khoảng 10 – 15 giây kết hợp hít thở đều và lặp lại động tác 5 lần liên tục.
Tư thế con mèo
Cách thực hiện: Bắt đầu động tác bằng cách chống 2 tay và đầu gối xuống sàn. Giữ phần vai thẳng với cổ tay và phần hông thẳng với đầu gối. Tiếp đến hít thở thật sâu, thả lỏng phần bụng hướng xuống sàn, ưỡn ngực và ngẩng đầu lên.
Sau đó thở ra chậm rãi, hóp bụng và đẩy cong phần lưng lên trần nhà, cúi cằm sát vào hõm ngực, siết chặt cơ mông. Lặp lại động tác từ 5 – 10 lần.
Tư thế luồn kim
Cách thực hiện: Động tác bắt đầu với hai tay và đầu gối chống xuống sàn. Nâng tay trái lên khỏi mặt đất, luồn tay trái qua giữa tay phải và chân phải. Tiếp tục đẩy vai xuống hết mức có thể, lòng tay trái hướng lên.
Khi đó giữ hông thẳng, phần trên cơ thể hướng tự nhiên về phía bên phải và giữ nguyên tư thế khoảng 30 giây. Cuối cùng kết thúc tư thế bằng cách ấn bàn tay phải xuống sàn, nâng cơ thể lên và trở lại tư thế ban đầu.
Tư thế mặt bò
Cách thực hiện: Đầu tiên ngồi tư thế thẳng lưng, đặt tay cạnh người và co 2 chân lại. Tiếp tục gập chân trái sao cho gót chân trái chạm hông chân phải. Sau đó gập chân phải chồng lên chân trái.
Hít vào và đưa tay phải về phía trước song song với sàn nhà. Vòng tay phải sau lưng, gập tay phải và từ từ đưa tay trái lên, gập tay trái. Hai tay nắm lấy nhau sau lưng và kéo căng, giữ nguyên tư thế khoảng 20 giây, sau đó đổi bên. Lặp lại động tác 5 lần.
Phòng tránh bệnh đau vai gáy
Bệnh đau mỏi vai gáy hoàn toàn có thể phòng tránh được, chỉ cần người bệnh biết cách sinh hoạt thật khoa học:
- Tránh các tư thế căng cổ ngước nhìn lên cao lâu.
- Khi xem tivi hay làm việc nên thỉnh thoảng ngả lưng vào gối, đầu hơi ngửa ra sau thành ghế và cổ tựa vào một điểm phù hợp với độ cong sinh lý để tạo cảm giác thoải mái, thư giãn cho vùng cổ.
- Sử dụng những loại gối ngủ mềm và thoải mái, giữ cho đầu không bị vẹo sang 1 bên
- Bổ sung một số khoáng chất cho cơ thể như kali, các loại vitamin C, B và E. Đặc biệt là canxi. Canxi có nhiều trong các loại thực phẩm như tôm, cua, sò, cá,… cùng các loại rau súp lơ xanh, cải xoong,…
- Đối với những người ngồi làm việc lâu với máy tính có thể thực hiện một số bài tập co duỗi để các cơ được giãn giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.
Hiện nay bệnh đau mỏi vai gáy đang ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là đối với dân văn phòng. Vì thế, bsnj cần tìm hiểu kỹ hơn bệnh lý này để biết cách phòng ngừa và điều trị kịp thời trong trường hợp không may gặp phải.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....